Cục trưởng Cục hàng không Đinh Việt Thắng dự đoán cách đây một tuần rằng, thống kê sơ bộ trong chưa đầy một tháng qua, các hãng hàng không đã thiệt hại hơn 10 ngàn tỉ đồng với riêng đường bay đến Trung Quốc. Đó mới chỉ là thống kê rất trực tiếp về thiệt hại khi mới “đóng cửa” thị trường chiếm 26,1% sản lượng vận chuyển quốc tế của các hãng Việt Nam. Còn những thiệt hại lan tỏa về sự sụt giảm lượng du khách của các đường bay trong và ngoài nước khác là chưa tính đến.
Chỉ tính riêng 3 hãng Vietnam Airlines, Jetstar Pacific (JPA) và Vietjet Air khai thác đến 87 đường bay thường lệ và thuê chuyến đến 54 điểm của Trung Quốc, với tần suất 401 chuyến/tuần sẽ hiểu ảnh hưởng của dịch bệnh lớn đến thế nào. Vì đi kèm đó là lượng khách nội địa cũng sụt giảm khoảng 30%. Và các chi phí phát sinh để xử lý dịch cũng gia tăng.
Tìm giải pháp thích ứng với những khó khăn do dịch bệnh gây ra, lại phải duy trì sản xuất kinh doanh là điều bắt buộc đối với các hãng. Nhằm thích nghi với tình hình này, cách đây vài ngày, Jetstar Pacific đã công bố chương trình ưu đãi đặc biệt “mua 4 tặng 1” trên tất cả các chặng bay nội địa, cho nhóm khách từ 4 người trở lên.
Theo đó, khách mua vé khứ hồi hoặc một chiều (đặt chỗ và khởi hành từ 14/2 đến 31/5/2020), trừ thời điểm lễ 30/4 (từ 28/4 đến 5/5/2020) sẽ được JPA hoàn lại tiền một người. Đây là một động thái kích cầu du lịch nội địa ngắn hạn.
Còn công ty mẹ Vietnam Airlines thì tập trung vào chất lượng dịch vụ theo đòi hỏi cao của các khách hàng ở phân khúc “4 sao”.
Hãng tuyên bố toàn bộ các tàu bay của Vietnam Airlines đảm bảo chất lượng không khí, an toàn, có trang bị màng lọc không khí HEPA từ đầu, giảm thiểu nguy cơ lân lan vi khuẩn, virus. Toàn bộ các chuyến bay của hãng về từ Đài Loan, Hong Kong...đều được khử khuẩn.
Hai hãng hàng không tư nhân thì vẫn không chờ được qua dịch, tốc lực mở các tuyến bay quốc tế theo kế hoạch đã chuẩn bị trước, dù dịch bệnh vẫn hoành hành.
Bamboo Airways đã chính thức mở bán vé nhiều đường bay quốc tế mới như Hà Nội- Séc, Hà Nội- Incheon (Hàn Quốc), Hà Nội-Cao Hùng (Đài Loan). Rất may là các đường bay đã mở bán vé không phải bay thẳng đến các điểm đến lớn trong Trung Quốc hiện đang bị tạm đóng.
Giá vé kèm các tour du lịch của hãng đang chào mời du khách như một động thái cạnh tranh với các hãng hàng không Việt Nam đã kinh doanh lâu trên các đường bay Đông Bắc Á. Hãng này cũng ráo riết mở các đường bay đến các sân bay “ngách” trong năm 2020 như Hải Phòng- Buôn Ma Thuột, Vinh- Nha Trang...và thực hiện tăng chuyến trên đường bay Hà Nội- TP HCM (36 chuyến/ngày).
Vietjet Air đã có chuẩn bị sớm nên cùng lúc mở thêm 5 đường bay từ các điểm của Việt Nam đến New Delhi và Mumbai (Ấn Độ) từ 14/5 với tần suất gần chục chuyến khứ hồi/tuần (cùng nhiều đường bay đã có trước đó). Hãng này muốn chinh phục thị trường 1,3 tỉ dân, nhằm thay đổi sự tập trung quá lớn vào các đường bay đến thị trường Trung Quốc hiện có.
Sự thiệt hại của các hãng hàng không vì dịch bệnh đến nay chưa thể thống kê đầy đủ và dự kiến sẽ còn kéo dài trong những tháng tới. Việc thích ứng với tình hình kinh doanh khó khăn và tìm cách vượt qua nó như thế nào sẽ có câu trả lời trong thời gian tới.
Các đường bay Đà Nẵng - New Delhi và Hà Nội - Mumbai được khai thác từ ngày 14/5/2020 với tần suất lần lượt là 5 chuyến khứ hồi/ tuần và 3 chuyến khứ hồi/ tuần, trong khi đường bay TP HCM - Mumbai khai thác 4 chuyến khứ hồi/ tuần từ ngày 15/5/2020. Hai đường bay TP HCM/ Hà Nội - New Delhi hiện đang được phục vụ với tần suất lần lượt là 4 chuyến khứ hồi/tuần và 3 chuyến khứ hồi/ tuần.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020