Gần 90.000 chuyến bay bị huỷ, hàng trăm nhân viên hàng không thất nghiệp vì virus corona

Ngành hàng không toàn cầu đang khủng hoảng vì dịch bệnh do virus corona gây ra tại Trung Quốc.

Gần 90.000 chuyến bay đã bị hủy, hàng không toàn cầu khủng hoảng vì virus corona

Gần 90.000 chuyến bay bị huỷ và hàng trăm nhân viên hàng không thất nghiệp vì dịch virus corona - Ảnh 1.

Các hãng hàng không lao đao vì dịch bệnh virus corona. (Ảnh: Bloomberg).

Ngành hàng không thế giới đang gặp khủng hoảng bởi dịch bệnh do virus corona gây ra, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc - tâm chấn của dịch bệnh lần này. 

Hàng chục ngàn chuyến bay trong và ngoài Trung Quốc đã tạm bị huỷ bỏ, hoặc bị loại bỏ hoàn toàn trong lịch trình bay của các hãng hàng không. Các hãng bay lớn đã phải cắt giảm công suất, nhân công,… để sống qua khủng hoảng. 

Các công ty lớn như Cathay Pacific Airways, China Southern Airlines và Hainan Airlines Holding đều đang phải cho nhân viên nghỉ không lương. Trong khi đó Hong Kong Airlines đã cắt giảm hơn 400 việc làm. 

Theo James Teo và Chris Muckensturm, các nhà phân tích tại Bloomberg Intelligence cho biết, đối với các hãng bay có bảng cân đối kế toán yếu kém sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng doanh thu bởi lượng khách sụt giảm, khiến hãng không có đủ tiền để bù đắp cho những chi phí cố định vốn đã rất cao. 

“Các hãng hàng không nên nhận được sự hỗ trợ tài chính từ phía nhà nước”, hai nhà phân tích, nói. 

Biểu đồ dưới đây cho thấy tỉ lệ các chuyến bay đã bị huỷ bỏ vì dịch bệnh virus corona của ngành hàng không toàn cầu.

Gần 90.000 chuyến bay bị huỷ và hàng trăm nhân viên hàng không thất nghiệp vì dịch virus corona - Ảnh 2.

Số lượng chuyến bay đến/đi Trung Quốc đã lên lịch nhưng bị huỷ do dịch bệnh từ 23/1 đến 11/2. (Đồ hoạ: Thiên Trường).

Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy hơn 86.000 chuyến bay trong nước và quốc tế đến và đi Trung Quốc đã bị huỷ bỏ, trong khoảng thời gian từ 23/1-11/2. Theo công ty phân tích du lịch hàng không Cirium, số lượng chuyến bay bị huỷ bỏ chiếm tới 34% các chuyến bay theo lịch trình. 

Đáng chú ý, trong vòng chưa đầy 3 tuần, khoảng 63% chuyến bay nội địa Trung Quốc đã bị huỷ hoàn toàn.

Theo dữ liệu từ OAG Aviation Worldwide, Air Macau và Cathay Dragon là những hãng có tỉ lệ khai thác đường bay đến Trung Quốc trong mạng bay quốc tế cao nhất. Hai hãng hàng không này dành khoảng 60% số ghế để phục vụ thị trường Trung Quốc. 

Cirium cho biết hãng bay China Southern đã huỷ gần 22% các chuyến bay theo lịch trình. Hơn 20% chuyến bay của hai công ty hàng không, là Xiamen Airlines và Lucky Air cũng đã bị huỷ bỏ vì dịch bệnh. 

OAG Aviation John Grant cho biết ba hãng hàng không lớn nhất Trung Quốc đã cắt giảm công suất ghế quốc tế từ 60-80%, trong khoảng thời gian 20/1-10/2. 

Gần 90.000 chuyến bay bị huỷ và hàng trăm nhân viên hàng không thất nghiệp vì dịch virus corona - Ảnh 3.

Tỉ lệ chuyến bay bị các hãng hàng không Trung Quốc huỷ bỏ từ khi dịch bùng phát. (Đồ hoạ: Thiên Trường).

Trong 3 tuần, cổ phiếu của các hãng hàng không cũng bị tác động nặng nề bởi virus corona. Chỉ số theo dõi của các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 12% trong tháng qua. 

Các hàng hàng không lớn như Air China, China Southern và China Eastern Airlines Corp đều giảm ít nhất 15% trên sàn chứng khoán Thượng Hải trong thời gian đó. 

Cổ phiếu hàng không duy nhất tăng trưởng trong tháng qua là InterGlobe Aviation - công ty sở hữu hãng bay IndiGo Airline của Ấn Độ, với mức tăng 1,4%.

Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế cho biết trong quá khứ, những đợt dịch bệnh lớn cũng đã có tác động không nhỏ tới lượng hành khách của các hãng hàng không khu vực, gần nhất là dịch Sars năm 2003. Sau 3 tháng Sars bùng phát, lượng khách hàng của các hãng hàng không quốc tế chỉ bằng 65% trước đó, và cần đến 7 tháng sau mới hồi phục. 

Theo OAG, hãng phân tích - cung cấp dữ liệu hàng không hàng đầu thế giới, virus corona lần này sẽ còn tác động tới ngành hàng không nhiều hơn so với đại dịch Sars. 

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.