Nhiều phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ vì ung thư cổ tử cung | |
Dù chỉ hút 1 điếu thuốc một ngày, nguy cơ mắc bệnh tim tăng 50% |
Nguyên nhân gây ung thư hệ tiêu hóa
Tại Việt Nam, các bệnh lý đường tiêu hóa đứng đầu trong nhóm bệnh nội khoa, nguy hiểm nhất phải kể đến các bệnh ung thư đường tiêu hóa, đứng thứ 3 trong các loại ung thư gây tử vong trên thế giới.
Tuy nhiên, nhiều người bệnh ung thư còn chủ quan, không tầm soát sớm dù thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Khi phát hiện ra bệnh, bệnh đã ở giai đoạn muộn, điều trị rất khó khăn, tốn kém.
Ung thư hệ tiêu hóa chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các bệnh ung thư hiện nay. (Ảnh: minh họa/BV Thu Cúc) |
Chia sẻ về vấn đề này, trên Báo Sức khỏe & đời sống TS Vũ Hồng Thăng, Phó trưởng Khoa điều trị nội 4, Bệnh viện K; Phó trưởng bộ môn Ung thư, Trường Đại học Y Hà Nội cho hay: “Theo điều tra, tỷ lệ người mắc ung thư ngày càng tăng. Thực trạng tại Bệnh viện K gặp rất nhiều các bệnh ung thư, ung thư tiêu hóa thì gặp nhiều hơn, cụ thể là ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng. Với 3 cơ sở của Bệnh viện K thì có khoảng gần 3 vạn bệnh nhân ung thư, và theo thống kê thì những người mắc ung thư ngày càng trẻ hóa”.
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì nguyên nhân dẫn đến việc các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là ung thư tăng mạnh trong thời gian gần đây là: “Đối với mỗi cơ thể là hiện thân, sản phẩm của chế độ dinh dưỡng của riêng mình. Vì vậy tất cả những bệnh về hệ tiêu hóa thì có liên quan chặt chẽ đến chế độ dinh dưỡng. Có thể là do khi chúng ta ăn mà bản thân thực phẩm đó có chứa yếu tố gây ung thư, ví dụ như chúng ta ăn lạc mốc, hay thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều muối…
Hoặc khi chúng ta chế biến thực phẩm làm sinh ra các chất gây hại cho cơ thể. Ví dụ như sử dụng các thực phẩm chứa lipit, giàu protein nhưng lại nướng trên lửa hoặc rán cháy thì nó sẽ tạo ra các nhân thơm dị vòng, đó chính là nguyên nhân gây ung thư.
Thứ nữa là khả năng gây ung thư đến từ bản thân bệnh lý đường tiêu hóa ví dụ như: Viêm loát đại trực tràng, táo bón…
Do vậy, điều quan trọng nhất ở đây vẫn là chế độ ăn của mỗi người. Có thể trong chế độ ăn chúng ta sẽ nạp vào cơ thể những chất giúp cơ thể kháng lại những bệnh ung thư đó”.
Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư hệ tiêu hóa
Một thực tế đáng buồn hiện nay hầu như các bệnh nhân mắc các bệnh về hệ tiêu hóa, đặc biệt là ung thư thì đều phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
Chia sẻ về những dấu hiệu nhân biết TS Thăng cho hay: “Triệu trứng đầu tiên là rối loạn tiêu hóa. Đối với những người chưa mắc các bệnh về tiêu hóa thì đầu tiên có thể là thay đổi thói quen đại tiện, đi ngoài nhiều lần, đau bụng, đi ngoài phân có bất thường, có táo bón, có chất nhầy, chất mủ trong phân… Tiếp nữa là cơ thể gầy sút, thiếu máu, xanh xao…
Người bệnh lưu ý, nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra kịp thời.
Ngoài ra, đối với những người không có triệu trứng trên thì cũng nên đi khám, tầm soát ung thư tiêu hóa ở những tuổi từ 50 trở lên. Thứ hai là với những người mắc các bệnh lý về đại trực tràng thì cũng cần lưu tâm. Thứ ba là người mà gia đình có người mắc bệnh ung thư đại trực tràng thì cũng cần đi khám, sàng lọc các bệnh về đường tiêu hóa”.
Ung thư đại trực tràng cũng là một trong những căn bệnh ung thư hệ tiêu hóa thường gặp. (Ảnh: minh họa/tonghoiyhoc.vn) |
Những lưu ý đặc biệt đối với người bị ung thư hệ tiêu hóa
Đối với những người mắc ung thư hệ tiêu hóa thì mổ là phương pháp điều trị chính và được lựa chọn hàng đầu, tuy nhiên kết quả của điều trị phẫu thuật thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Long, Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Việt Đức, Giảng viên kiêm nhiệm Bộ môn Ngoại, Đại học Y Hà Nội cho hay: “Kết quả điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phát hiện sớm, hóa chất, xạ trị, điều trị thuốc… Muốn phát hiện sớm, điều trị sớm thì chúng ta phải sớm phát hiện và điều trị ung thư.
Đối với nhiều bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày thì phải đưa ruột lên để nối lại. Rất nhiều người thắc mắc rằng cắt dạ dày rồi thì ăn uống ra sao? Chúng tôi khẳng định sau 3 tháng bệnh nhân có thể ăn cơm được bình thường. Tuy nhiên, đối với người bị cắt bỏ dạ dày thì phải ăn đồ mềm, lỏng bởi dạ dày đã mất”.
Cũng chia sẻ về vấn đề này, TS Mai cho biết: “Người bị cắt bỏ dạ dày thì chế độ ăn phải mềm, lỏng, chúng ta phải làm các cách từ xay, nghiền để thức ăn nhỏ lại để người bệnh có thể tiêu hóa được.
Thứ hai nữa là khi đã mất dạ dày rồi thì cơ thể cũng mất đi ‘túi’ chứa thức ăn, khiến cơ thể không kịp hấp thu chất dinh dưỡng do vậy mà bệnh nhân phải ăn thành nhiều bữa nhỏ.
Thứ ba, khi dạ dày bị cắt bỏ thì cơ thể sẽ mất đi men tiêu hóa có trong dạ dày, vì vậy chúng ta cũng cần bổ sung men tiêu hóa bằng đường uống và ở trong các loại thực phẩm.
Ngoài ra, đối với bệnh nhân bị cắt bỏ phần ruột phía dưới thì sẽ khiến bệnh nhân mất đi lợi khuẩn trong ruột nên cần bổ sung thêm các vi khuẩn có lợi đó bằng đường uống”.
Để phòng ngừa hiệu quả những căn bệnh hệ tiêu hóa, đặc biệt là ung thư hệ tiêu hóa theo các chuyên gia, bước đầu tiên là phải chú ý đến chế độ ăn hạn chế ăn những loại thực phẩm gây hại cho cơ thể, không ăn thực phẩm chứa nhiều muối.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh. Đối với những người lớn tuổi thì cần được làm các xét nghiệm tầm soát ung thư hệ tiêu hóa.
Ung thư da kích thước lớn khiến người đàn ông ‘mất’ toàn bộ da vùng mũi và má Thông tin từ Bệnh viện K, mới đây bệnh viện đã tiếp nhận và tiến hành phẫu thuật tái tạo toàn bộ vùng mũi, má ... |
Bệnh ung thư đại trực tràng có thể di truyền qua mấy thế hệ? Ung thư nói chung và ung thư đại tràng nói riêng là một trong số những căn bệnh gây "ám ảnh" nhất trong xã hội ... |
Nghi vấn thực phẩm khiến ung thư trầm trọng hơn Các nhà khoa học Anh chỉ ra chất asparagine trong măng tây cùng một số thức ăn khác có thể làm ung thư vú phát ... |
Lối sống 09:45 | 18/04/2019
Lối sống 19:59 | 24/03/2019
Lối sống 07:15 | 09/01/2019
Lối sống 04:20 | 26/12/2018
Lối sống 23:00 | 18/10/2018
Lối sống 00:00 | 24/08/2018
Lối sống 13:05 | 21/07/2018
Lối sống 07:00 | 21/07/2018