Cẩn trọng với thuốc 'combo'

Nhiều người mỗi lần uống thuốc là cả bụm tay nhưng không biết rằng uống thuốc kiểu "combo" dễ dẫn đến tử vong.

can trong voi thuoc combo Công an lên tiếng vụ thuốc ung thư làm từ than tre
can trong voi thuoc combo Thuốc giả tràn lan trên thị trường, làm cách nào để phân biệt?

Lắm thầy, nhiều toa

Bà kể với bác sĩ mình có tiền sử bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành, suy tim sung huyết và viêm khớp. Ngoài ra, bà cũng đang bị cảm kèm theo những cơn ho dữ dội. Với mỗi căn bệnh, bà được bác sĩ kê những loại thuốc chuyên biệt. Tuy nhiên, bà cũng tìm đến nhà thuốc tây để tự chữa bệnh cho mình.

Bà đưa cho bác sĩ một danh sách 12 loại thuốc, gồm: Lopressor (kiểm soát huyết áp), Digitalis (trợ tim), Coumadin (ngừa đột quỵ), Furosemide (giúp hạ huyết áp), Lipitor (giúp hạ cholesterol huyết thanh), Paxil (trị trầm cảm, lo âu)….

Đọc hỗn hợp thuốc "thập cẩm" bà khai (polypharmacy, multiple drugs), mà đôi khi các bác sĩ gọi là "cốc-tai độc chất" (poisonous cocktail), các bác sĩ cấp cứu chỉ biết lắc đầu. Vì những loại thuốc "thập cẩm" này có thể tương tác với nhau theo một cách thức vô cùng nguy hiểm và có thể gây nên những tác dụng phụ còn nguy hiểm hơn cả căn bệnh đang được điều trị.

Người cao tuổi càng dễ bị ảnh hưởng vì họ thường mắc cùng lúc nhiều chứng bệnh. Thường đối với mỗi chứng bệnh, các cụ sẽ gặp một bác sĩ khác nhau. Mỗi bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân già một toa thuốc khác nhau mà không cần biết người đó cũng đang sử dụng những loại thuốc khác.

can trong voi thuoc combo

Cần có sự tham vấn của bác sĩ hay dược sĩ khi dùng các loại thuốc "combo". (Ảnh: HOÀNG TRIỀU)

Tuổi cao dễ bị họa

Khi người cao tuổi uống chung những loại thuốc khác nhau, các thuốc này có thể sẽ tương tác với nhau theo một cách vô cùng nguy hiểm. Một số loại thuốc sử dụng con đường chuyển hóa giống nhau và vì vậy sẽ cạnh tranh với nhau. Sự tương tác thuốc cũng sẽ có khả năng làm suy giảm chức năng thận, giảm khả năng chuyển hóa, phân bố, thải trừ thuốc. Sự tương tác thuốc có thể làm cho một số thuốc sẽ có hiệu lực hơn gấp nhiều lần so với dự tính của thầy thuốc.

Cũng giống như một đứa trẻ không phải là "người lớn thu nhỏ", khi bàn về khía cạnh dược lý học, người cao tuổi cũng không phải là một "thanh niên già". Khi "gió heo may đã về", khả năng bơm máu của tim sẽ suy giảm, cũng như sự giảm hấp thu ở ruột, sự chuyển hóa thuốc ở gan, sự giảm chức năng thải trừ thuốc ở thận…

Khi tuổi đã cao, tỉ lệ phần trăm thịt bị giảm, tỉ lệ phầm trăm mỡ sẽ tăng. Vì thế, tuổi tác sẽ tác động đến việc hấp thu, chuyển hóa, phân phối, thải trừ thuốc. Những loại thuốc như digitalis và coumadin vốn được phân phối trong mô nạc thường sẽ đạt nồng độ thuốc trong máu cao hơn đối với những người trên 65 tuổi. Vì thế, khi kê toa cho những bệnh nhân này, cần phải giảm liều lượng nhằm hạn chế rủi ro của tác dụng phụ. Những loại thuốc khác như valium và barbiturates thường được phân phối trong mô mỡ, có thể tích lũy trong cơ thể người cao tuổi và tồn tại dạng hoạt động lâu hơn, làm tăng khả năng gây tác dụng phụ.

Cần giữ "cẩm nang" phòng ngừa

Cần biết và luôn giữ danh sách thuốc mà cha mẹ, ông bà ta đang sử dụng. Hãy quan tâm đến liều lượng thuốc, danh sách thuốc gồm tất cả những loại mà người bệnh đang sử dụng như thuốc kê toa, thuốc không cần toa, dược liệu, vitamin…

Danh sách thuốc này cần luôn mang theo khi người bệnh đến gặp bác sĩ để bác sĩ có thể xem xét lại trước khi kê cho bệnh nhân một loại thuốc thích hơp hơn. Tuy nhiên, do bác sĩ không phải bao giờ cũng quen thuộc hết với những tác động của thuốc, danh sách thuốc này cũng cần phải đem đến nhà thuốc tây để dược sĩ tham khảo và có thể xem xét lại những tương tác thuốc có thể xảy ra.

Không nên tự ý mua thuốc tự điều trị (kể cả vitamin, dược liệu) mà thiếu sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Nếu "gặp khó" với bác sĩ và muốn có thông tin về tác dụng phụ của thuốc thì nên tham khảo ý kiến dược sĩ.

Luôn luôn sử dụng đúng liều lượng thuốc, đặc biệt đối với những loại có ghi rõ chỉ dẫn như "dùng trong bữa ăn", "trước bữa ăn 1 giờ", "không sử dụng thuốc với rượu bia", "không nên dùng thuốc này nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc khác…".

Luôn hỏi thăm người kê toa về những tác dụng phụ có thể xảy ra. Đừng nên cho rằng sự suy giảm sức khỏe là do bệnh tật và tuổi tác. Nó có thể là hậu quả của một tác dụng phụ nào đó của thuốc.

Rủi ro của người già cao hơn thanh niên

Theo TS Michael Stern (Bệnh viện Lão khoa New York - Mỹ), người cao tuổi sử dụng khoảng 40% thuốc được kê đơn, số lượng gấp đôi thanh niên. Do đó, người cao tuổi phải chịu một tần suất rủi ro của thuốc (phản ứng bất lợi của thuốc) cao gấp nhiều lần thanh niên.

can trong voi thuoc combo Phát hiện thuốc kháng sinh giả Zinnat 500 mg tại Hà Nội
can trong voi thuoc combo Tình trạng nghiện thuốc giảm đau ở Mỹ ngày càng gia tăng
can trong voi thuoc combo Vì sao bệnh nhân đái tháo đường uống thuốc 'gia truyền' đến suy đa tạng?
can trong voi thuoc combo Người bệnh là cái túi hứng thuốc giả
chọn
Khu đô thị chậm triển khai hơn chục năm ở Đà Lạt tăng vốn gấp 21 lần, hẹn hoàn thành vào 2029
Khu đô thị mới số 6 Trại Mát tại phường 11, TP Đà Lạt được cấp chứng nhận đầu tư từ 2007, nhiều năm sau đó chậm triển khai do vướng GPMB. Đầu năm 2023, dự án này được khởi công, đến cuối 2023 đã điều chỉnh vốn từ 167 tỷ đồng lên hơn 3.500 tỷ đồng.