(Ảnh: doktor) |
Đái tháo đường type 2 được chẩn đoán khi đường trong máu tĩnh mạch lúc đói cao hơn 126mg/dl (7mmol/l) và đường huyết sau ăn 2 giờ cao hơn 200mg/dl (11,1 mmol/l)
Tiểu đường type 2 phát sinh do cơ thể không sản xuất đủ Insulin hoặc suy giảm khả năng sử dụng Insulin để duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường. Do đó, ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, lượng đường trong máu thương xuyên ở mức cao hơn bình thường.
Nếu có những biểu hiện bất thường như trên bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe, vì rất có thể bạn bị mắc bệnh đái tháo đường type 2 |
Người mắc tiểu đường type 2 có thể do di truyền hoặc do thừa cân, ít vận động, không tập thể dục...Bệnh này thường xảy ra ở độ tuổi trên 40 nhưng gần đây, bệnh có xu hướng xuất hiện ở những người trẻ hơn.
Bác sĩ Phan Hướng Dương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nội Tiết Trung ương cho biết: “Người mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa do lối sống tiêu thụ quá nhiều thực phẩm, dẫn đến dư thừa năng lượng và lười vận động thể lực. Bệnh viện đã và đang điều trị nhiều trẻ em bị tiểu đường. Cách đây hơn 5 năm, bệnh viện điều trị cho em bé nhỏ tuổi nhất là 11 tuổi, hiện nay cũng có nhiều bệnh nhân 13-15 tuổi, không chỉ ở Hà Nội mà còn ở miền núi. Các em đến đây đều trong tình trạng dư thừa về cân nặng, bố mẹ chưa quan tâm đúng mức đến dinh dưỡng của con". |
Bệnh đái tháo đường type 2 diễn biến âm thầm nhưng khi nặng lại nhanh chóng gây ra những biến chứng nặng nề như: mù lòa, cắt cụt chi, suy thận, tai biến mạch máu não và bệnh lý tim mạch… Tuy nhiên, có tới hơn 70% số ca bệnh đái tháo đường type 2 có thể phòng tránh được nếu tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và rèn luyện thể lực đều đặn.
- Trên não: gây thiếu máu não khi tổn thương mạch máu nghiêm trọng sẽ gây tai biến mạch máu não có thể gây tàn phế hoặc khi nặng sẽ tử vong
- Trên tim mạch: gây bệnh động mạch vành tim biểu hiện bằng việc hồi hộp, khó thở khi gắng sức, đau tức ngực, có thể bị đột tử
- Trên thận: tổn thương mạch máu thận nếu nhẹ xuất hiện đạm: trong nước tiểu khi tiến triển nặng sẽ gây suy thận
- Trên mạch vành và thần kinh dưới: do mất cảm giác nên khi bị vết thương người bệnh không phát hiện kịp thời dẫn đến vết loét không lành, khi điều trị vết loét không lành cần cắt bỏ chân bị tổn thương gọi là đoạn chi.
- Tổn thương trên da: viêm da do vi khuẩn, nấm, xơ cứng bì, u mỡ dạng hoại tử diễn tiến.
- Hệ thần kinh trung ương: ra nhiều mồ hôi bất thường, đau nhức cơ bắp, tụt huyết áp tư thế đứng, thiếu máu cơ tim yên lặng (không đau ngực khi có nhồi máu cơ tim)
- Trên hệ tiêu hóa: trào ngược dạ dày thực quản, đau bụng, chậm tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón.
Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm |
Những người mắc bệnh hãy biết kiểm soát, duy trì ổn định hàm lượng đường huyết trong máu mình ở mức độ an toàn. Bên cạnh đó, cũng cần phải thường xuyên tập thể dục đều đặn và có chế độ ăn hợp lý. Việc làm này rất cần thiết và quan trọng nhất trong các nguyên tắc điều trị bệnh.
Theo Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) và Hội Nghiên cứu Đái tháo đường châu Âu (EASD), người bệnh đái tháo đường có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống để có sức khỏe, sức đề kháng tốt. Nhờ đó, bệnh tiểu đường có thể “ngủ yên”, không sinh ra nhiều biến chứng và người bệnh tiểu đường sống bình thường như những người không mắc bệnh. |
- Mỗi người dân cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, không hút thuốc và không lạm dụng rượu bia để dự phòng mắc đái tháo đường nói riêng cũng như các bệnh không lây nhiễm nói chung.
- Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm đường máu tại các cơ sở y tế, đặc biệt người trên 40 tuổi, là biện pháp hiệu quả nhất để phát hiện bệnh sớm.
- Người mắc bệnh vẫn có thể sống khỏe và có cuộc sống bình thường nếu được phát hiện sớm, tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của bác sĩ.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh lý đái tháo đường: type 1, type 2 và type 3 | |
Trẻ béo phì có nguy cơ cao bị đái tháo đường típ 2 | |
Đái tháo đường đe dọa nghiêm trọng sức khỏe phụ nữ |
Lối sống 06:30 | 03/05/2019
Lối sống 12:00 | 05/07/2018
Lối sống 23:40 | 09/06/2018
Lối sống 09:10 | 06/06/2018
Lối sống 11:00 | 04/06/2018
Lối sống 10:00 | 27/05/2018
Lối sống 00:00 | 14/05/2018
Lối sống 23:05 | 12/05/2018