6h: Chợ Long Biên
Tại một thành phố có số dân đông đúc như Hà Nội, thực phẩm luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong sinh hoạt hàng ngày. Nằm ngay dưới chân cầu Long Biên – cây cầu được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1903, đây có thể coi là chợ đầu mối lớn nhất thủ đô. Khu chợ buôn bán nhiều mặt hàng, cung cấp hoa quả, nông – thủy sản tươi ngon cho người dân. Nơi đây luôn tràn ngập màu sắc của cuộc sống, đặc biệt là vào buổi sáng – khi bắt đầu ngày mới với những món ăn vỉa hè đơn giản.
7h: Quảng trường – Vườn hoa Lý Thái Tổ
Chỉ mất không đến 5 phút để đi bộ từ khách sạn Metropole đến tượng đài Lý Thái Tổ, nơi hàng trăm người dân thủ đô thường tập trung mỗi sáng để tập thể dục. Xung quanh quảng trường là các công trình di tích có tuổi đời lên đến hàng trăm năm, mang đậm phong cách kiến trúc và văn hóa Hà Nội xưa. Tập kèn Bát Giác, trụ sở Hội Khai trí Tiến Đức, nhà số 8 Lê Thái Tổ - nơi ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến khiến bất cứ ai đi qua đều bồi hồi nhớ về lịch sử.
Vào buổi sáng, quảng trường – vườn hoa Lý Thái Tổ còn có những hoạt động thể dục thể thao khác như yoga cười vào lúc 6h. Và tất nhiên, các du khách luôn được chào đón ở đây.
8h: Bữa sáng với phở
Dành chút thời gian của buổi sớm mai dành bữa sáng có lẽ là khoảnh khắc quý giá nhất trong ngày. Thêm nữa, chắc hẳn đến lúc này, bụng của bạn cũng đang “réo ầm ĩ”. Và sẽ không có gì tuyệt vời hơn một tô phở nóng ấm. Chẳng thế mà du khách vẫn đùa rằng phở Việt Nam chính là "sự đóng góp hạnh phúc đối với con người."
Có hai địa chỉ bạn có thể lựa chọn khi thưởng thức phở đúng chuẩn Hà Nội. Đó là Phở Thìn Bờ Hồ (61 Đinh Tiên Hoàng) cửa hàng phở 49 Bát Đàn trong khu phố cổ.
10h: Khu phố cổ
Tính đến nay, Hà Nội đã trải qua hơn 1000 năm với biết bao thăng trầm và biến cố lịch sử. Vào năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, hàng trăm thợ thủ công từ các làng nghề lân cận bắt đầu thành lập các xưởng thủ công truyền thống - hiện nay là khu phố cổ. Mỗi con phố đều được biết đến và gắn bó với một nghề đặc trưng. Ví dụ như phố Hàng Thiếc với máy pha café hay những sản phẩm được làm từ thiếc đầy màu sắc, phố Hàng Quạt nổi tiếng với nghề chạm khắc gỗ và sản xuất tem, Mã Mây được biết đến với việc bào chế thuốc và Hàng Trống nổi tiếng với nghề làm trống thủ công từ gỗ mít và da trâu.
13h: Bún chả cho bữa trưa
Nếu bạn đã quá mệt mỏi với việc chọn lựa món ăn cho bữa trưa, hãy đến Hàng Mành và gọi cho mình một suất bún chả tại quán Đắc Kim – quán ăn lâu đời tại Hà Nội. Bún chả là một món ăn nổi tiếng và là niềm tự hào của người Hà Nội: chả thịt lợn nướng ăn kèm bún, thêm một số loại rau sống, và đặc biệt không thể thiếu bát nước chậm đậm đà hương vị.
15h: Café Hồ Tây
Khoảng thời gian sau khi ăn trưa có lẽ nên dành cho việc thưởng thức café Việt. Vài giờ ngồi nhâm nhi ly café, đắm chìm trong những bản nhạc du dương, đôi ba câu chuyện và ngắm nhìn không gian rộng lớn trước mắt sẽ khiến buổi chiều của bạn trở nên đáng nhớ hơn bao giờ hết.
18h30: Múa rối nước nghệ thuật
Trải qua hơn 10 thế kỷ, Nhà hát Múa rối Nước Thăng Long (57B Đinh Tiên Hoàng, gần hồ Hoàn Kiếm) là một trong những rạp múa rối truyền thống cuối cùng còn sót lại đến ngày nay. Hầu hết các chương trình văn hóa dân gian được hỗ trợ bởi một dàn nhạc bao gồm các nhạc cụ như trống, chiêng và sáo tre.
20h30: Bữa ăn tối
Để thưởng thức hương vị của miền Trung Việt Nam, bạn có thể đến quán ăn Nét Huế trong một con ngõ hẹp trên phố Hàng Bông với các món ăn như nem lụi, bánh bèo nhụy tôm, hến xúc bánh đa và chè khoai lang tím - một món tráng miệng được làm từ khoai lang và nước cốt dừa.
3 điểm đến không thể bỏ lỡ ở Hà Nội Văn miếu Quốc Tử Giám Vé vào cổng: 10.000 VND/lượt, người già trên 60 tuổi: 10.000 VND/lượt. Giờ mở cửa: 08h00 – 17h00 giờ từ tháng 11 – tháng 3 và 07h30 – 18h00 giờ vào những tháng còn lại. Văn Miếu đóng cửa vào ngày chủ nhật. Địa điểm: 58 phố Quốc Tử Giám, Q. Đống Đa, khoảng 2km về hướng Tây từ hồ Hoàn Kiếm. Hoàng thành Thăng Long Địa điểm: số 18 đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình. Nếu ở phố Cổ, bạn thì có thể tìm xe bus chuyến xe số 22, chuyến xe này sẽ dừng ở điểm đỗ trước cửa Hoàng Thành. Thời gian tham quan khoảng 1h45 phút, không mất vé tham quan. Bảo tàng dân tộc học Việt Nam Vé vào cửa: Người lớn: 25.000VND, dưới 16 tuổi: 3.000VND. Giờ mở cửa: 08h30 – 17h30 giờ tất cả các ngày trong tuần trừ thứ 2 và Tết nguyên đán. Địa điểm: đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, cách trung tâm Hà Nội chừng 8 km, ĐT: 04 3756 2193. |
Diễm Linh
(Ảnh: 12hrs)
Lối sống 06:57 | 07/12/2017
Lối sống 09:17 | 30/08/2017
Lối sống 07:35 | 19/04/2017
Lối sống 04:15 | 08/11/2016
Lối sống 00:00 | 28/10/2016
Lối sống 07:35 | 27/10/2016
Lối sống 03:05 | 26/10/2016
Lối sống 05:23 | 25/10/2016