Chọn giáo viên đừng chọn trường – kinh nghiệm cho con vào lớp 1 của bà mẹ Đà Nẵng

Chọn giáo viên đừng chọn trường là một trong 5 kinh nghiệm mà chị Dương Thị Cẩm Thạch (Đà Nẵng) chia sẻ về việc cho con vào lớp 1.
 

Cách đây 3 năm, con chị Cẩm Thạch bước vào lớp 1. Giống như nhiều phụ huynh có con sắp vào lớp 1 khách, chị Cẩm Thạch trước đó cũng từng hoang mang, lo lắng và đặt ra nhiều câu hỏi: nên cho con học trường công hay trường tư, có nên cho con học chữ trước, rèn kỷ luật cho con thế nào, làm thế nào để con bớt ham chơi…Sau khi tự đặt ra một số nguyên tắc như không bắt ép con phải học thật giỏi, học phải đi kèm với vui chơi, hai mẹ con chị Cẩm Thạch đã trải qua năm đầu tiên của tiểu học nhẹ nhàng và đầy niềm vui. Sau đây là chia sẻ kinh nghiệm cho con vào lớp 1 của chị.

chon giao vien dung chon truong kinh nghiem cho con vao lop 1 cua ba me da nang
Kinh nghiệm cho con vào lớp 1.

1. Chọn lớp (chọn giáo viên) đừng chọn trường

Trong quá trình chuẩn bị cho con vào lớp 1, điều đầu tiên bố mẹ nghĩ đến là lựa chọn trường học nào cho con, con nên học trường công hay trường tư, trường nổi tiếng hay bình thường. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là chọn giáo viên trực tiếp phụ trách con, thay vì coi việc chọn trường là điều trên hết.

Để chọn được giáo viên tốt cho con, ngoài việc chủ động tìm hiểu, liên hệ với các phụ huynh từng cho con theo học cô giáo đó, bản thân phụ huynh cũng cần nói chuyện cởi mở với giáo viên. Giai đoạn đầu, con chuyển từ môi trường mầm non sang môi trường tiểu học, sẽ rất nhiều bỡ ngỡ. Việc chọn giáo viên quan trọng hơn chọn trường bởi nếu gặp được cô giáo có tâm, thương học sinh, có phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, thì khả năng con sẽ nhanh hòa nhập với môi trường tiểu học.

2. Đừng áp lực việc học giỏi lên bọn trẻ

Học cấp 1, chủ yếu trẻ cần biết đọc, viết và cộng trừ nhân chia. Những kỹ năng này nếu ổn sẽ không cần phải lo lắng những vấn đề khác sau này. Điều quan trọng hơn cả là con đi học có vui không, có bạn để chơi không, và có cái để kể với ba mẹ mỗi ngày không.

Nếu bé vẫn chưa biết đọc và viết giai đoạn đầu, gia đình và bé phải nỗ lực rất nhiều ở những tháng đầu tiên. Vì đa phần cô giáo sẽ không kèm cặp từng bạn.

Đặc biệt, thời gian này bé mới bắt đầu vào việc học nghiêm túc, nên sẽ rất khó khăn để bé vào nếp. Kỷ luật ở trường lớp vẫn theo thông lệ cũ: Ngồi im là ngoan, nói chuyện là hư. Vì thế, hãy cùng con trao đổi những trường hợp có thể xảy ra để con nắm trước tình hình và tinh thần.

Hãy giải thích trước với con thế nào là tập trung. Và nên thế nào. Hoặc những câu “nói chuyện là hư” mà cô giáo hay nói, hãy giải thích trước với con.

Có thể giải thích như sau: Câu nói của cô chưa đúng đúng. Ai cũng phải nói chuyện, nói chuyện để con người gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn. Nhưng phải nói đúng nơi, đúng lúc (nơi nào, lúc nào thì nên trao đổi cụ thể với con để con hiểu hơn).

Con có thể hỏi lại: “Tại sao cô giáo là người dạy mà lại nói sai?”

Bố mẹ nên giải thích: “Con người ai cũng có lúc sai. Nhưng có những lúc chúng ta không thể nói thẳng với người khác là cô/dì/… sai rồi. Mà con chỉ cần biết nó sai và nên tránh.

Bố mẹ cần hiểu rằng bản thân người lớn cũng cảm thấy rất khó khăn khi phải ngồi im trong 45 phút, và liên tục như vậy cả ngày, nên một đứa trẻ không tập trung trong giờ học là chuyện hoàn toàn bình thường.

3. Tin tưởng con mình

Nghe người khác nói (giáo viên nhận xét) về con bạn, nhưng đừng phán xét con. Cha mẹ là người hiểu con nhất, nếu không hiểu thì chẳng ai ngoài kia hiểu con bạn đâu!

Vì vậy, đừng đánh con, mắng con, hay có những hành động miệt thị con khi người khác chê con bạn. Con bạn là duy nhất và đáng yêu nhất.

chon giao vien dung chon truong kinh nghiem cho con vao lop 1 cua ba me da nang
Đừng áp lực việc học giỏi lên con.

4. Quan tâm con nhiều hơn

Hãy thường xuyên và nhiều hơn quan tâm con, nói chuyện với con để biết 1 ngày ở lớp con trải qua những gì, và nên hay không nên đưa ra lời khuyên cho con.

Con: “Mẹ ơi, cô bảo bạn N ngu nhất lớp, học dốt nữa”.

Mẹ: “Còn con thế nào, con có nên nói người khác như vậy không? Không ai ngu cả con à, không ai dốt cả. Mỗi người đều có thế mạnh riêng. Bạn con có thể học không giỏi môn toán, nhưng bạn con vẽ cực đẹp, nhảy cực giỏi thì sao?”

Con: “Vâng, cô giáo đã nhận xét quá vội vàng về bạn của con. Một ngày nào đó, bạn con sẽ giỏi hơn những bạn đang giỏi nhất lớp con”.

5. Kinh nghiệm cùng học với con

Đừng bắt đầu buổi sáng bằng những lời cằn nhằn, thúc giục. Hãy tạo ra buổi sáng vui vẻ, gọi con dậy bằng một cái ôm hoặc một nụ hôn, kèm theo lời yêu thương. Trẻ sẽ cười và hạnh phúc cả ngày.

- Đừng bắt con học theo sách vở:

Bạn có thể xem qua vở sách hôm nay học gì, đọc qua, rồi nghĩ xem nên thế nào là hợp lý. Ví dụ, trong lúc chơi với con, gội đầu cho con, cùng đi xe đạp với con, chơi trò bán hàng, mua bán, xưng bà tôi như 2 người bạn. Mẹ có thể nói: Bà An ơi, hôm nay tôi đi làm sớm, ghé bà ăn tô bún bò và uống ly sữa đậu. Hết bao tiền bà tính cho tôi nhanh lên kẻo trễ giờ làm rồi. Tôi ko có tiền lẻ, thối lại cho tui tiền thừa đi”.

Gặp 1 con gà liền nói: “G đâu, G đây, gờ a ga huyền gà”. Con sẽ hỏi bạn ngay: “chữ G thế nào, chữ A thế nào”.

- Có thể cho con được phép không làm bài tập trong vở bài tập.

Hãy để con được chơi, tuổi này chơi là chính, học là phụ. Nên dạy con theo tinh thần vừa chơi vừa học, đã ngồi trên lớp bị động cả ngày, đến khi về nhà không được chạy nhảy, con hẳn sẽ stress lắm.

- Hãy nói với con: Con không cần phải học giỏi, con chỉ cần chăm chỉ và cố gắng là đủ. Bởi áp lực học giỏi sẽ làm con bạn cảm thấy rất khó khăn. Học là để kích thích não làm việc, phát triển và vì con vui vẻ, hứng thú chứ không phải học để thuộc lòng kiến thức, học vì điểm, vì thành tích. Con sẽ giỏi cái mà con yêu thích và được khuyến khích.

XEM THÊM

chon giao vien dung chon truong kinh nghiem cho con vao lop 1 cua ba me da nang Con chuẩn bị vào lớp 1: Chia sẻ của một bà mẹ chọn giáo dục hai con tại nhà

Nhiều cha mẹ có con sắp vào lớp 1 chỉ băn khoăn các vấn đề như: con nên vào trường nào, nên học gì trước,… ...

chon giao vien dung chon truong kinh nghiem cho con vao lop 1 cua ba me da nang Không phải chật vật để vào lớp 1, con gái Phạm Quỳnh Anh được tuyển thẳng vào lớp 2

Mới đây, ca sĩ Phạm Quỳnh Anh chia sẻ thành tích xuất sắc của cô con gái Tuệ Lâm, khi đi làm bài test vào ...

chon giao vien dung chon truong kinh nghiem cho con vao lop 1 cua ba me da nang Mẹ Nhật Nam: Kinh nghiệm cho con vào lớp 1 để con không sợ học ngay từ vạch xuất phát

Để con không sợ học ngay từ vạch xuất phát, bố mẹ cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho con vào lớp 1.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.