Tài xế trả tiền lẻ qua BOT Cai Lậy. Ảnh: Văn Dũng |
Liên quan đến vụ việc tại BOT Cai Lậy (Tiền Giang), mới đây lãnh đạo Bộ GTVT đã yêu cầu các đơn vị liên quan nghiên cứu, báo cáo phương án xử lý trước ngày 22/12.
Trước đó, ngày 4/12, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ 3 phương án xử lý vụ việc tại BOT Cai Lậy gồm: Giữ nguyên vị trí trạm BOT, xây thêm trạm BOT ở tuyến tránh và di dời trạm về tuyến tránh.
Đáng chú ý là theo thông tin từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đơn vị này đang nghiên cứu phương án 4 là giữ nguyên trạm BOT Cai Lậy, chờ thu đủ 300 tỷ tiền nhà đầu tư sử dụng trên QL1 rồi mới di dời về tuyến tránh.
Liên quan đến phương án 4 nêu trên, trao đổi với chúng tôi sáng 10/12, ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM (đơn vị từng có công văn đề nghị di dời BOT Cai Lậy) nói: "Chuyện đó đâu được!".
Theo ông Quản, người dân đang bức xúc và phương án 4 này cũng không làm "giảm nhiệt được".
"Người dân chỉ hiểu việc sửa chữa, nâng cấp đường QL1 là phải sử dụng quỹ bảo trì đường bộ mà họ đóng hàng năm.
Bây giờ mà vẫn tiếp tục thu thì tất nhiên người dân không chịu! Ngoài ra, hàng năm số tiền đóng quỹ bảo trì đường bộ rất lớn nhưng thu chi không minh bạch cũng khiến người dân bức xúc", ông Bùi Văn Quản nói.
Vị trí trạm BOT Cai Lậy gây bức xúc. Ảnh: Zing |
Theo ông Quản, 300 tỷ tiền đầu tư nâng cấp QL1 "không lớn bằng chuyện an ninh trật tự".
"Tốt nhất là làm đường mới ở đâu thì đặt trạm BOT ở đó và sửa chữa, nâng cấp thì sử dụng quỹ bảo trì.
Trường hợp BOT Cai Lậy nên di dời về đường tránh và dùng phí bảo trì trả nhà đầu tư 300 tỷ tiền nâng cấp QL1", Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM nhấn mạnh.
Về phương án 4 của BOT Cai Lây, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh nói: "Tôi không có lời bình nhưng đừng làm nửa vời thế!".
"Tôi đã nói nhiều lần về BOT Cai Lậy. Phương án bây giờ là khẩn trương di dời ngay trạm về tuyến tránh", ông Thanh cho biết.
Về BOT Cai Lậy, trước đó, TS Phạm Sanh có trao đổi với chúng tôi rằng 3 phương án Bộ GTVT đưa ra là "không đúng".
TS Sanh gợi ý "phương án thứ 4" là phải dời trạm thu phí vào đường tránh và dùng phí bảo trì đường bộ trả nhà đầu tư 300 tỷ tiền nâng cấp quốc lộ và có thể trả trong 5-7 năm.
"Nguyên nhân là không đi trên đường tránh BOT mà phải trả phí BOT là không công bằng; đã đóng phí bảo trì đường bộ lại còn phải trả phí BOT khi đi trên đường số 1 là phí chồng lên phí", TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói về BOT Cai Lậy. |
Thêm phương án thu đủ 300 tỷ đồng đầu tư QL1 Cai Lậy
Tổng cục Đường bộ VN đang nghiên cứu thêm phương án giữ nguyên trạm thu phí BOT Cai Lậy và thu đủ 300 tỷ đồng ... |
Chê 3 kịch bản của Bộ GTVT ở BOT Cai Lậy, chuyên gia giao thông đề xuất kịch bản 4
Liên quan đến 3 kịch bản về BOT Cai Lậy của Bộ GTVT, chuyên gia giao thông đã đưa ra kịch bản thứ 4 là ... |
Đô thị 14:36 | 12/10/2019
Đô thị 09:49 | 05/08/2019
Nhà đất 11:02 | 04/08/2019
Tiêu dùng 15:42 | 03/06/2019
Thời sự 21:52 | 08/05/2019
Lối sống 23:29 | 28/01/2019
Lối sống 00:05 | 19/01/2019
Lối sống 03:48 | 13/12/2018