Chuyện kì bí về những bức tượng Gargoyles của Nhà thờ Đức Bà Paris

Gargoyle thường được thiết kế như một sinh vật kỳ quái thon dài do chiều dài được xác định bởi khoảng xa cần thiết để dẫn nước từ vách tường cao lao xuống. Khi những trụ tường Gothic được sử dụng, các ống dẫn nước đôi khi chèn vào những trụ tường này để làm chệch đi hướng nước ở khắp các bức tường bên cánh.

Nguồn gốc của thuật ngữ "Gargoyle"

Thuật ngữ "Gargoyle" được sử dụng từ rất xa xưa. Ở Ai cập những Gargoyle phun ra nước được dùng trong việc rửa những chai lọ trên những mái bằng của các ngôi đền thờ các vị thần. 

Ở những ngôi đền Hy Lạp, nước từ mái nhà chảy qua miệng của những con sư tử mà đầu của chúng được tạc hay nặn bằng cẩm thạch hoặc gốm.

Trong kiến trúc, Gargoyle là một hình thức điêu khắc trang trí cực kỳ đa dạng gắn với ống máng thoát nước mái được gắn trên các mặt tường của tòa nhà, ngăn nước chảy thấm xuống các bức tường làm xói mòn vữa hồ.

Chuyện kì bí về những bức tượng Gargoyles của Nhà thờ Đức Bà Paris - Ảnh 1.

Một gargoyle đang ngồi trên bệ Nhà thờ Đức Bà nhìn ngắm thành phố Paris.

Các nhà thiết kế thường sử dụng nhiều Gargoyle để phân chia lượng nước mưa xả xuống từ mái một cách tối thiểu, nhằm mục đích thoát nước mái nhanh nhất.

Máng xối được đặt phía sau Gargoyle và nước mưa sẽ thoát theo những chiếc miệng đang mở rộng.

Gargoyle thường được thiết kế như một sinh vật kỳ quái thon dài do chiều dài được xác định bởi khoảng xa cần thiết để dẫn nước từ vách tường cao lao xuống. 

Khi những trụ tường Gothic được sử dụng, các ống dẫn nước đôi khi chèn vào những trụ tường này để làm chệch đi hướng nước ở khắp các bức tường bên cánh.

Những truyền thuyết về "Gargoyle"

Ngoài ra, một truyền thuyết về Gargouille của nước Pháp cho rằng nó được xuất phát từ tên gọi thánh Romanus (Romain/631-641 công nguyên), đại pháp quan xa xưa của vua Merovingian Clotaire II, người được cử làm giám mục vùng Rouen.

Hành trang của ông được liên kết với con quái vật Gargouille (hoặc Goji) hay quanh quẩn đó đây ở vùng Rouen.

Chuyện kì bí về những bức tượng Gargoyles của Nhà thờ Đức Bà Paris - Ảnh 2.

Gargoyles và các sinh vật thần thoại khác cũng đại diện và minh họa phe tà ác trong Giáo hội Công giáo Rôma thời trung cổ.

Có rất nhiều phiên bản của thần thoại này nhưng câu chuyện phổ biến nhất vẫn là: Thánh Romanus đã thu phục Gargouille bằng cây thánh giá của ngài và đưa nó trở lại Rouen để nhận án tử hình vì tội phá hoại mùa màng và cuộc sống người dân nơi đây.

Gargouille đã bị chính ngọn lửa của mình thiêu cháy, thế nhưng Thánh Romanus chỉ đốt phần thân dưới của con quái thú, để lại phần đầu và một nửa phần thân trên; ngài đã đặt con quái thú trên bệ Nhà thờ nhằm xua đuổi những linh hồn ma quỷ.

Gargouille được cho là đặc trưng tiêu biểu của một con rồng mang đôi cánh dơi, cổ dài và khả năng thở ra lửa từ chiếc mõm.

Chiếc đầu của nó sau đó được đóng lên bức tường vừa mới xây của nhà thờ để xua đuổi các hồn ma xấu xa và dùng để bảo hộ.

Vào ngày tưởng niệm thánh Romanus, các Tổng giám mục vùng Rouen được ban cho quyền phóng thích một tù nhân vào lúc mà chiếc hòm đựng thánh tích của thánh được mang đi diễu hành.

Chuyện kì bí về những bức tượng Gargoyles của Nhà thờ Đức Bà Paris - Ảnh 3.

Vào thế ki 13 và 14 tại châu Âu, những thánh đường cổ xưa tràn ngập các bức tượng Gargoyle.

"Gargoyle" trong kiến trúc Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ nổi tiếng Notre Dame tại Paris là một ví dụ điển hình. Một vài truyền thuyết cho rằng Gargoyle được miêu tả giống như một sự kết hợp của động vật và con người. Có nhiều Gargoyle có hình dáng của một cái đầu người.

Vào năm 1724, Phòng trưng bày nghệ thuật Luân Đôn (được thành lập bởi Nghị viện Vương quốc Anh) đã sử dụng những máy bơm ở tất cả các công trình và điều đó đã đẩy Gargoyle vào quá khứ. 

Những Gargoyle cũng được dùng để xua đuổi những linh hồn quỷ dữ. Người ta nghĩ rằng những linh hồn quỷ dữ sẽ đến và đưa nhà của họ đi, để tránh xa chúng người ta dùng những Gargoyle để làm cho những linh hồn quỷ dữ nghĩ rằng đã có một linh hồn ở đó.

Những con quỉ được dùng để trang hoàng vào thế kỉ 19 và đầu 20 tại những tòa nhà ở các thành phố như New York (nổi tiếng với những Gargoyle bằng thép không rỉ của tòa tháp Chrysler nổi tiếng) và Chicago. Những Gargoyle có thể được tìm thấy ở nhiều nhà thờ và nhiều tòa nhà khác.

Chuyện kì bí về những bức tượng Gargoyles của Nhà thờ Đức Bà Paris - Ảnh 4.

Những Gargoyle khác ở Nhà thờ Đức Bà Paris.

Một bộ sưu tập ấn tượng của những gargoyle hiện đại có thể được tìm thấy tại Thánh đường quốc gia Washington ở thủ đô Washington. 

Thánh đường bắt đầu xây dựng vào năm 1908, được nạm bằng những con quỷ bằng đá vôi. Kiến trúc những trường đại học thế kỷ 20 trở lại phong cách Gothic xưa và đồng thời đưa ra nhiều Gargoyle hiện đại, đáng chú ý tại các trường đại học như: Princeton, Washington, Duke và Chicago.

Trong truyền thuyết hiện đại, những Gargoyle được miêu tả đặc trưng là một loài có cánh giống người với những nét đặc biệt của quỷ, cặp sừng nhọn, một cái đuôi và những móng vuốt. 

Người ta nói rằng chúng là những bảo vệ của tòa nhà mà chúng cư trú. Những Gargoyle truyền thuyết này thông thường có thể sử dụng đôi cánh của chúng để bay hay lượn và luôn luôn được miêu tả là có thể ẩn mình dưới dạng đá, hay có thể biến thành đá bằng nhiều cách khác nhau trên tường Nhà thờ Đức Bà Paris.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.