'Thằng gù Nhà thờ Đức Bà' cháy hàng sau thảm họa cháy nhà thờ Đức Bà

Cuốn tiểu thuyết Thằng gù nhà thờ Đức Bà (The Hunchback of Notre-Dame) của đại văn hào Pháp Victor Hugo đã vụt trở lại ngôi đầu trong danh sách sách bán chạy nhất trên Amazon sau vụ hỏa hoạn.

Theo hãng tin AFP, sau thảm họa xảy ra với công trình kiến trúc hơn 850 tuổi của nước Pháp, ngày 16-4, cuốn tiểu thuyết viết năm 1831 với bối cảnh câu chuyện được nhà văn Victor Hugo mô tả tại chính nhà thờ Đức Bà Paris bỗng được bạn đọc quan tâm đặc biệt trở lại, mặc dù nó cũng từng là cuốn sách "hit" vào thời điểm ra mắt những năm 30 của thế kỷ 19.

Phiên bản gốc bằng tiếng Pháp của tiểu thuyết đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất tại Pháp và phiên bản tiếng Anh của nó cũng giữ vị trí số 1 sách bán chạy nhất ở cả 2 tiểu mục tiểu thuyết lịch sử trên trang Amazon.

Thằng gù Nhà thờ Đức Bà cháy hàng sau thảm họa cháy nhà thờ Đức Bà - Ảnh 1.

Bìa cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris nguyên bản tiếng Pháp - Ảnh: AMAZON

Phiên bản hoạt hình phát triển từ tiểu thuyết này của hãng Disney cũng đã vọt lên, rơi vào top 10 phim được xem nhiều nhất trong số các phim gia đình. Theo trang AFR (Úc), đã có hơn 12 bộ phim có kịch bản được phát triển từ nội dung cuốn sách này của nhà văn Victor Hugo.

"Người dân Paris đã có mối quan hệ trực tiếp với nhà thờ lớn của họ. Và tôi nghĩ đó phần lớn là vì làn sóng quan tâm có được từ cuốn sách (của Victor Hugo - PV)" - Ông Stephen Murray, một sử gia nghệ thuật và giáo sư danh dự tại ĐH Columbia (Mỹ), nói.

Khi đại văn hào Pháp Hugo bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết 11 quyển của ông năm 1829, công trình kiến trúc "uy nghi, hùng vĩ" mà ông vô cùng ngưỡng mộ, đang trong tình trạng xập xệ và bị lãng quên.

Tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết kiệt tác kể về số phận bi kịch của cô gái xinh đẹp Esmeralda, người đã chiếm trọn trái tim của đại úy Phoebus, thi sĩ nghèo Pierre Gringoire, phó giám mục nhà thờ Frollo và đương nhiên là cả chàng gù Quasimodo, đã tạo tiếng vang, thúc đẩy quá trình khôi phục, tôn tạo công trình sau đó.

Một đoạn văn trích trong chương 4 của quyển áp chót của cuốn tiểu thuyết đã được mạng xã hội và nhiều tờ báo quốc tế dẫn lại như một sự trùng hợp ngẫu nhiên tới khó hiểu về cảnh nhà văn mô tả đám cháy xảy ra tại Nhà thờ Đức Bà Paris không khác gì so với vụ hỏa hoạn xảy ra gần 200 năm sau khi tiểu thuyết ra đời.

Thằng gù Nhà thờ Đức Bà cháy hàng sau thảm họa cháy nhà thờ Đức Bà - Ảnh 3.

Nhà thờ Đức Bà Paris trong bức ảnh tư liệu cũ của hãng tin AP

Có một thực tế đáng chú ý là người Pháp có xu hướng tìm tới văn chương vào những thời điểm họ phải đối mặt với một biến cố lớn của đất nước.

Còn nhớ sau loạt tấn công khủng bố xảy ra tại Paris vào tháng 11-2015, doanh số bán cuốn tiểu thuyết Hội hè miên man (A moveable feast) viết những năm 1920 của văn hào Mỹ Ernerst Hemingway cũng tăng vọt khi người Pháp tìm đọc lại cuốn sách.

Với tiểu thuyết Thằng gù Nhà thờ Đức Bà, mặc dù nhà văn Hugo lấy bối cảnh thời gian của câu chuyện lãng mạn vào năm 1482, dưới thời cai trị của vua Louis XI, nhưng phần lớn nội dung cuốn sách lại là một sự hồi tưởng, ngẫm ngợi về kiến trúc đặc biệt của tòa công trình được xây dựng theo phong cách kiến trúc Gothic mà đại văn hào Pháp vô cùng yêu quý, ngưỡng mộ.

Không ít nhà phê bình thậm chí còn cho rằng trên thực tế, nhân vật trung tâm của tiểu thuyết này chính là nhà thờ. Nói vậy có lẽ không hề quá, bởi nhà văn Hugo đã dành tới 2 chương trong cuốn sách chỉ để mô tả công trình này.

Thằng gù Nhà thờ Đức Bà cháy hàng sau thảm họa cháy nhà thờ Đức Bà - Ảnh 4.

Đại văn hào Pháp Victor Hugo - Ảnh: BIOGRAPHY

Trong một đoạn văn nổi tiếng khác của tiểu thuyết, nhà văn Hugo thậm chí còn than tiếc cho cảnh công trình tiêu biểu từ thời trung cổ ngay giữa trái tim thủ đô Paris đã bị bỏ hoang phế ra sao.

Và sau tất cả những thông điệp vận động không biết mệt mỏi đó, nhà văn Hugo cũng đã được chứng kiến khi ông còn sống công tác tu bổ quy mô lớn với Nhà thờ Đức Bà Paris do các kiến trúc sư Jean-Baptiste-Antoine Lassus và Eugene Viollet-le-Duc đảm nhiệm.


chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.