Có sự thiên vị giữa các con trong một gia đình của bố mẹ hay không?

Chuyện bố mẹ thiên vị đứa con này với đứa con khác trong một nhà thường để lại hậu quả khôn lường.

Khi đặt ra một câu hỏi: “Có sự thiên vị giữa các con của các ông bố bà mẹ hay không?”, hầu như tất cả các ông bố, bà mẹ cũng có câu cửa miệng: “Con nào mà chẳng là con, làm gì có chuyện đứa yêu, đứa ghét…”. Tuy nhiên, trong thực tế, điều đó lại không thể hiện trong hành vi, cách ứng xử hàng ngày của họ với trẻ.

Chia sẻ sự quan tâm không đơn giản như việc bẻ đôi một chiếc bánh. Chính vì thế người lớn đôi khi vô tình hay cố ý khiến trẻ cảm thấy chúng bị đối xử thiếu công bằng. Sự thiên vị có thể chỉ đơn giản là một câu yêu thương, một cử chỉ âu yếm, sự ưu ái khi xảy ra xung đột, hay là câu so sánh “sao không nhìn anh/chị/em mà học”…

co su thien vi giua cac con trong mot gia dinh cua bo me hay khong
Việc đối xử thiếu công bằng sẽ gây ra tổn thương tâm lý cho trẻ. (Ảnh: Sohu)

Một số gia đình cưng chiều con út hơn với lý do đơn giản là “em còn bé”. Đó cũng là lý do mỗi khi nghe tin sẽ có em, trẻ thường lo sợ sẽ bị “cho ra rìa”. Cũng có gia đình lại dồn hết tình thương cho con đầu lòng vì nó đã chịu nhiều thiệt thòi vì sinh ra trong lúc gia đình khó khăn, thiếu thốn. Ở nhiều gia đình, ba mẹ lại thể hiện rõ sự ưu ái với những bé học giỏi, thông minh và lạnh nhạt với đứa con chậm chạp, kém cỏi hơn. Lại có gia đình chỉ vì cảm tính yêu ghét mà chiều chuộng đứa này và hà khắc với đứa kia.

Chuyên gia tâm lý Vũ Trường Giang cho biết, sự thiên vị giữa các con là điều không thể tránh khỏi đặc biệt với những gia đình có nhiều con. Tuy nhiên sự thiên vị ở mức độ như thế nào mới là điều đáng phải suy nghĩ.

co su thien vi giua cac con trong mot gia dinh cua bo me hay khong
Chuyên gia tâm lý trẻ em Vũ Trường Giang.

“Ngày xưa, gia đình thường rất đông con, sự thiên vị thể hiện rõ do ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam khinh nữ. Ngày nay đa số gia đình chỉ có một đến hai con, nếp sống, nếp nghĩ đã tiến bộ hơn rất nhiều nên sự thiên vị cũng ít hơn.

Thông thường trong gia đình cha sẽ hợp tính cách với con gái và mẹ sẽ yêu thương con trai nhiều hơn một chút. Hoặc cha mẹ sẽ cố gắng bù đắp cho đứa con mà họ nhận thấy là chịu nhiều thiệt thòi hơn”, anh Vũ Trường Giang chia sẻ.

Cách cư xử của cha mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ và mối quan hệ giữa các con. Theo chuyên gia tâm lý Vũ Trường Giang, đứa con bị đối xử thiếu công bằng sẽ sinh ra mặc cảm và ganh tị cũng như là ghét bỏ anh (chị) hoặc em của mình. Từ đó trẻ trở nên ương bướng, khó bảo, cố tình làm trái với lời bố mẹ như một sự “trả thù”. Chúng sẽ cảm thấy mặc cảm, tự ti, cảm giác lạc lõng và bị bỏ rơi ngay chính trong ngôi nhà của mình. Thậm chí chúng sẽ tự cô lập bản thân dẫn đến trầm cảm.

Còn đứa con được quan tâm hơn thường dễ kiêu ngạo, sự nuông chiều hay bảo bọc quá mức khiến “sức đề kháng” của trẻ kém dễ bị lôi kéo, xa ngã khi bước ra ngoài xã hội.

“Nếu việc thiên vị này kéo dài thì có thể xảy ra mâu thuẫn giữa các con, thậm chí còn đố kị, thù hận theo con đến khi trưởng thành. Trẻ sẽ cảm thấy hả hê khi anh, chị, em, người mà được bố mẹ yêu thương hơn, gặp chuyện không may”, chuyên gia tâm lý này cho biết.

Chuyên gia tâm lý Vũ Trường Giang đưa ra lời khuyên, trước hết cha mẹ cần phải nhìn nhận lại hành động của mình để điều chỉnh cho phù hợp. Không bao giờ được quên thể hiện hành động yêu thương với các con không chỉ dừng ở lời nói. Luôn quan tâm đến thái độ, tâm trạng của con, nếu trẻ có những biểu hiện ganh tị, cha mẹ cần gần gũi, hỏi han để trẻ bộc bạch cảm xúc.

Vị chuyên gia cũng bày tỏ: “Việc dung hòa này không chỉ nằm ở việc nói cho các con hiểu mà phải thể hiện qua từng hành động hằng ngày. Hãy cho con cảm giác không bị yếu vế so với những anh chị em mình. Nếu có những lý do đặc biệt phải có sự thiên vị ở đây hãy giải thích cho đứa còn lại để con hiểu anh chị em của chúng đang cần sự quan tâm và chăm sóc nhiều hơn vì những lý do cụ thể nào đó”.

Chuyên gia khẳng định, đối xử thật công bằng với các con mới là phương pháp dạy con đúng đắn.

XEM THÊM

co su thien vi giua cac con trong mot gia dinh cua bo me hay khong Cha mẹ lo ngay ngáy vì con 'suốt ngày ôm máy'

Nhà có con mê điện thoại, nhiều bậc phụ huynh lên tiếng than thở, tìm sự chia sẻ của cộng đồng vì nhiều lúc không ...

co su thien vi giua cac con trong mot gia dinh cua bo me hay khong Trẻ học được gì qua những lần đòn roi của bố mẹ?

Khi bố mẹ đánh trẻ, trẻ hiểu rằng việc dùng bạo lực với người khác là hành vi chấp nhận được.

co su thien vi giua cac con trong mot gia dinh cua bo me hay khong 13 quy tắc ứng xử văn minh cần dạy con trước 6 tuổi

Một trong những mục tiêu quan trọng trong nuôi dạy con giai đoạn 0-6 tuổi là rèn cho con cách ứng xử văn minh nơi ...

co su thien vi giua cac con trong mot gia dinh cua bo me hay khong 'Mẹ ơi chết là gì ạ?' và câu chuyện dạy con về cái chết gây sốt cư dân mạng

“Mẹ ơi, chết là gì ạ?” là câu hỏi của một bé gái 4 tuổi dành cho người mẹ của mình khi bố cô bé ...

co su thien vi giua cac con trong mot gia dinh cua bo me hay khong Những nghịch lý phụ huynh không nhìn ra được

Là một phụ huynh, mỗi ngày đưa đón con tôi đều quan sát các bạn con, không khí xung quanh rất kĩ càng. Có vài ...

co su thien vi giua cac con trong mot gia dinh cua bo me hay khong Phương pháp dạy con đặc biệt: Để cho con 'đói' sách

Chị Hồng Nguyễn (TP HCM) có một phương pháp dạy con đặc biệt, đó là cho con "đói" sách để khơi dậy niềm khao khát ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.