Có thật sự: 'Chỉ cần người đồng tính nhìn một người khác giới và khen đẹp nhiều lần' thì 'tâm tính sẽ thay đổi'?

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội, nhiều người phản ứng khá mạnh mẽ trước quan điểm của một người phụ nữ về đồng tính trong một khóa tu thanh niên.

Có thể tự ám thị từ đồng tính thành dị tính?

Gần đây, một clip về buổi giảng của một người phụ nữ, nói về tình yêu đồng giới, người đồng tính đang gây nhiều quan điểm trái chiều của cư dân mạng xã hội. Đặc biệt, trong bài giảng tại khóa tu, khi giải đáp một câu hỏi về tình yêu đồng giới, người này đã đưa ra một loạt những quan điểm sai lệch về người đồng tính nói riêng và LGBT nói chung.

Đầu tiên, khi có một người hỏi về đồng tính và thừa nhận xu hướng tính dục của mình trước mọi người, tất cả đều rất tích cực, vỗ tay, hưởng ứng. Đến khi người giảng "pháp" trả lời thì mọi chuyện khác hẳn.

Theo ý kiến của người giảng cho rằng, "đồng tính là nghiệp" và "các "bạn nữ bị đồng tính", "các bạn chỉ cần ngồi yên một chỗ, ngắm các bạn nam. Cái này đẹp thế. Hot boy thế. Và tâm các bạn sẽ được thay đổi"!

Có thật sự tâm được thay đổi nếu tự ám thị mình và đang nghĩ rằng mình đang vận dụng Phật pháp? Người nói có đang thấu triệt giáo lý của Phật học ở mức cơ bản?

Clip bài giảng về đồng tính gây xôn xao cộng đồng mạng

Chắc chắn rằng, không thể tự ám thị mình từ người đồng tính trở thành dị tính theo nhiều phương diện. Đứng ở góc nhìn nhân quả, đồng tính và dị tính, chuyển giới hay không chuyển  giới rõ ràng là do nghiệp quả. Vậy nghiệp là gì? Nghiệp là một khái niệm rất phức tạp, trừu tượng, không hề dễ hiểu như chúng ta thường hay nói về. Khi nói tới nghiệp, chúng ta hay nghĩ tới cái xấu mà thực tế là không phải. Nói nôm na rằng, "nghiệp" là "hành động" nhưng "hành động" này còn xảy ra không chỉ là những cử chỉ quan sát được mà còn là bằng tâm thức.

 "Nghiệp" đối với nhiều người có kiến thức về Phật pháp, nó vận hành tượng trưng cho quy luật nhân quả.(1) Mỗi người có nghiệp riêng gọi là "biệt nghiệp" và trong một cộng đồng, hay toàn nhân loại, lại có nghiệp chung gọi là "cộng nghiệp". Vì có "biệt nghiệp" nên mỗi người sẽ có một thế giới quan khác nhau.(2) Và cũng bởi lẽ đó, không phải nói thay đổi nhân quả là điều dễ dàng được, vì nếu dễ thì có lẽ chúng ta, ai cũng thành thánh!

Như vậy, khi cho là "đồng tính là nghiệp" theo phương diện Nhân quả của giáo lí Phật học không có gì là xấu ác. Vốn dĩ, là người cũng là một nghiệp, nghiệp này chính là việc nhìn thế giới dưới ánh mắt, tâm trí của một con người, có tập tính, hành động của loài người. Và đồng tính cũng là người, cũng tương tự. 

Đồng tính cũng là biệt nghiệp, giống dị tính – cũng là biệt nghiệp, tức nghiệp riêng của mỗi người. Người đồng tính sẽ có tình yêu với người cùng giới và dị tính sẽ có tình yêu với người khác giới. Bởi vậy, khi không phải người xuất gia, dứt bỏ ái dục thì không có lí do gì để nói rằng, người đồng tính cần phải thay đổi để trở thành dị tính là sai trái, cũng không khác gì thách thức một người dị tính có nghiệp yêu người khác giới trở thành người đồng tính! 

Quan điểm của đạo Phật thấy rất rõ là tôn trọng lựa chọn và nhân quả mỗi người, mỗi chúng ta đều là biểu hiện của "nghiệp", làm sao mà bắt chúng ta đi ngược lại nghiệp của mình được trong thế giới của con người – thế giới của nghiệp! Và cũng thật vô lí, phi lí khi "chỉ cần người đồng tính nhìn vào người khác giới rồi khen đẹp là sẽ thay đổi tâm tính"!

 Có thật sự: Chỉ cần người đồng tính nhìn một người khác giới và khen đẹp nhiều lần thì tâm tính sẽ thay đổi?  - Ảnh 2.

Nguồn ảnh:Facebook - Bitch, we're fabulous

Phật giáo là tôn giáo không dán nhãn và không phân biệt đối xử!

Nhiều đệ tử Phật và ngay cả giáo lí nhà Phật luôn đồng ý với việc không dán nhãn, đồng thời hướng tới giá trị bình đẳng, khoan dung, tôn trọng sự đa dạng. Trong cuốn sách "Hạnh phúc cầm tay", thiền sư Thích Nhất Hạnh cho rằng, nhãn hiệu chỉ khiến chúng ta phân biệt. Đối với giáo lý nhà Phật, tham, sân, si đến từ phân biệt người và ta, từ đó mà dán nhãn và mọi thứ phải là vô ngã mới thoát khỏi khổ đau.

Chủ đích của việc không phân biệt, "nhìn sự vật, con người như là nó đang là" vốn được đề cao trong Phật giáo. Vì vậy, khi ta nhìn người đồng tính hãy đơn thuần nghĩ là con người vì vốn họ đang là người và họ không có khác chúng ta. Nhìn đơn thuần như vậy khiến cho chúng ta sẽ không phân biệt số đông số ít, hạ đẳng hay thượng đẳng, và sự phân biệt đối xử ngày một ít đi. Tiếc rằng, không phải Phật tử nào cũng hiểu được điều này của triết học Phật giáo.

Trong giáo lí nói rằng, con người thường dễ dàng phân tách nhị nguyên: người và ta. Từ sự phân biệt này mà sinh ra kì thị, ghét bỏ, hoặc còn mang tính bài trừ. Có lẽ, người "thuyết giảng" này vẫn đang đi trên con đường giáo lí, và vướng mắc vào sự phân biệt, mà chưa biết rằng, Phật Thích Ca Mâu Ni cùng với những nhà luận sư Phật giáo, hàng nghìn đời nay đã để lại cho thế giới câu nói "nhìn sự vật như là nó đang là".(3)

Không hiểu về kiến thức LGBT và gây ra sự sai lầm!

Trong video thể hiện rõ người "thuyết giảng" đã không hiểu kiến thức về LGBT. Vì chưa hiểu kiến thức LGBT nên cô cho rằng, bản chất đồng tính có thể thành dị tính cũng như sử dụng từ "bị". Đây là một điều đáng tiếc cho những người thuyết giảng. Đáng tiếc ở chỗ, họ khiến cho nhiều người hiểu sai kiến thức và cổ súy cho sự phân biệt đối xử, kì thị, hạ thấp phẩm giá của một nhóm người. 

Nội dung bài giảng này bao gồm những điều khiến cho các bạn trẻ, đặc biệt là người đồng tính trở nên tự ti hơn. Không những vậy, họ khiến cho bậc phụ huynh của người đồng tính nghĩ rằng đồng tính là bệnh, con của họ có thể thay đổi được bằng việc ám thị mình trở thành người dị tính.

Đáng tiếc hơn nữa, người "thuyết giảng" đang reo rắc sự kì thị, phân biệt đối xử, lại là người có vai trò phát ngôn ở một nơi sinh hoạt tôn giáo, mà tôn giáo đó là tôn giáo của hòa bình với giá trị bình đẳng, khoan dung, từ bi và trí tuệ.

Hy vọng rằng, dù là người như thế nào, là bất kì ai, nếu không hiểu rõ kiến thức về một nhóm người, thì hãy suy nghĩ kĩ trước khi kết luận. Chúng ta có quyền tự do ngôn luận, tuy vậy, chúng ta không có bất kì lý do nào để hạ thấp giá trị của người khác.

(Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân)

Tài liệu tham khảo

"Hạnh phúc cầm tay" - Thích Nhất Hạnh.

(1) Khái niệm về nghiệp trong Phật giáo - Hoang Phong.

(2) Duy thức học - Tuệ Quang.

(3) Vòng tròn bất tận - Bernie Glassman.

5 bộ phim đồng tính đáng xem tại Liên hoan phim LGBTQ ở Anh5 bộ phim đồng tính đáng xem tại Liên hoan phim LGBTQ ở Anh Muốn giữ người yêu bên cạnh thì người đồng tính nên áp dụng ngay những điều nàyMuốn giữ người yêu bên cạnh thì người đồng tính nên áp dụng ngay những điều này Nên làm gì khi biết bản thân là người đồng tính? Nên làm gì khi biết bản thân là người đồng tính?
chọn
ĐHĐCĐ Đạt Phương: Luật mới sẽ không tác động nhiều đến thị trường bất động sản, vụ Tập đoàn Thuận An không ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Chủ tịch Đạt Phương cho biết, doanh nghiệp có liên danh với Tập đoàn Thuận An và nhiều nhà thầu khác tại hai dự án xây dựng. Về bản chất, mỗi nhà thầu độc lập với nhau, Đạt Phương ký hợp đồng độc lập với chủ đầu tư và khẳng định không liên quan gì đến Thuận An.