Theo thống kê mới nhất, đã có hơn một triệu người trên thế giới được điều trị khỏi Covid-19, nhưng đây mới chỉ là phần đầu của câu chuyện. Một số bệnh nhân sau khi điều trị khỏi lại tiếp tục có biểu hiện khó thở, mệt mỏi và đau nhức toàn thân.
Các nghiên cứu quy mô nhỏ thực hiện tại Hong Kong và Vũ Hán - Trung Quốc cho thấy những người sống sót đang phải vật lộn với chức năng tim, gan, phổi bị suy giảm. Và đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Ngoài hệ hô hấp, virus corona cũng đã tấn công nhiều bộ phận trên cơ thể, gây tổn thương từ nhãn cầu cho đến ngón chân, từ ruột cho đến thận. Hệ thống miễn dịch của các bệnh nhân có thể hoạt động quá tải, để chống lại sự lây nhiễm cũng bị tổn thương không hề nhẹ.
Theo một nghiên cứu, những người sống sót sau hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng, hay SARS, đều phải chịu đựng việc bị nhiễm trùng phổi, nồng độ cholesterol cao hơn và hay bị bệnh hơn so với người bình thường trong 12 năm sau khi dịch bệnh này lây lan khắp châu Á và giết chết gần 800 người.
Ngoài ra, trong một bài viết vào năm 2017 được công bố trực tuyến trên Báo cáo Khoa học: Một nửa trong số các bệnh nhân có ít nhất 5 lần bị cảm lạnh trong năm trước đó. Các nhà nghiên cứu viết: "Những dữ liệu này đã chứng minh rằng bệnh nhân SARS sau 12 năm được chữa khỏi có sức khỏe kém hơn, và dễ bị viêm, nổi lên các khối u và bị rối loạn chuyển hóa glucose và lipid".
Trong số những người phục hồi sau dịch SARS năm 2003, các triệu chứng như mệt mỏi mãn tính và suy giảm chức năng phổi đã được tìm thấy trong các nghiên cứu tiếp theo sau 2-4 năm.
Michelle Biehl, một bác sĩ Khoa phổi tại Phòng khám Cleveland ở Ohio, cho biết: "Điều này thật quá mới mẻ. Tôi không nghĩ ai đó có thể cho biết chính xác bao nhiêu phần trăm bệnh nhân sẽ hồi phục, bao nhiêu phần trăm bệnh nhân sẽ không hồi phục và có di chứng lâu dài".
Năm 2003, SARS gây nhiễm cho 8.000 người. Còn ở thời điểm hiện tại, với gần 4 triệu người nhiễm Covid-19, thiệt hại lâu dài về sức khỏe con người sẽ gây áp lực nặng nề tới an toàn xã hội và cơ sở hạ tầng y tế trong nhiều năm tới, cũng như nền kinh tế và doanh nghiệp.
Chính vì vậy, bác sĩ người Anh Nicholas Hart, người từng điều trị cho Thủ tướng Boris Johnson, đã gọi Covid-19 là "bệnh bại liệt thế hệ này", ám chỉ một căn bệnh có thể để lại nhiều vết sẹo và định hình lại hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu.
Một bệnh viện ở Hong Kong đã theo dõi một nhóm bệnh nhân Covid-19 trong hai tháng kể từ khi họ được điều trị khỏi và về với gia đình. Owen Tsang, Giám đốc y tế của Trung tâm bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Princess Margaret, cho biết khoảng một nửa trong số 20 người điều trị khỏi có chức năng phổi dưới mức bình thường.
Theo một bài báo được công bố vào ngày 7/4: Một nghiên cứu về mẫu máu của 25 bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe ở Vũ Hán, cũng cho thấy các bệnh nhân này không phục hồi sức khỏe hoàn toàn, bất kể tình trạng nhiễm bệnh nặng hay nhẹ.
Trong một nghiên cứu khác được xuất bản trực tuyến vào tháng 3 trên Radiology, 90 bệnh nhân mắc Covid-19 đã được chụp CT theo dõi trong vòng 1 tháng ở Vũ Hán, phát hiện ra trong số 70 bệnh nhân được xuất viện thì có tới 66 người có biểu hiện bất thường ở phổi từ nhẹ đến đáng kể. Ảnh chụp CT cuối cùng của họ cho thấy có một số chỗ ở phổi bị mờ đục.
Một bài viết vào ngày 3/4 của các bác sĩ tại Trung tâm y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles, dựa trên các phân tích dữ liệu của các bệnh nhân từ Italy và Trung Quốc, các biến chứng mãn tính về tim có thể xuất hiện ở bệnh nhân ngay cả sau khi họ hồi phục.
Người ta cũng hi vọng rằng, việc can thiệp sớm có thể đóng vai trò quan trọng về sức khỏe lâu dài của bệnh nhân Covid-19.
Ivan Hung, Giáo sư y khoa tại Đại học Hong Kong, chia sẻ 90% trong số khoảng 200 bệnh nhân xuất viện mà ông giám sát tại phòng khám ở một bệnh viện của thành phố, dường như đang hồi phục hoàn toàn sau một tháng. Ông cho rằng sự thành công của việc "chẩn đoán sớm và điều trị sớm" cho bệnh nhân tại Hong Kong, khiến cho virus này tàn phá cơ thể ít hơn.
Điều này có thể không khả thi ở nhiều quốc gia như Mỹ và Anh - những nơi việc xét nghiệm không đồng đều và đầy đủ, và chỉ những người có triệu chứng nghiêm trọng mới được điều trị. Tuy nhiên, các nghiên cứu quy mô lớn hơn về các điểm nóng virus là cần thiết, để điều trị cho các bệnh nhân mắc triệu chứng trở lại sau khi điều trị khỏi.
Theo ông Roberto Bruzzone, Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Hong Kong, người nghiên cứu tập trung vào sinh học tế bào, đây là điều rất quan trọng đối với các nhà khoa học, để theo dõi và định lượng được mức độ ảnh hưởng của Covid-19 đến các yếu tố như oxy và nhịp thở.
Các bệnh viện và nhà nghiên cứu sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu của bệnh nhân được điều trị khỏi, để nghiên cứu theo thời gian.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020