Chuyện chàng trai chuyển giới và ước mơ lập quán cafe LGBT giữa lòng Hà thành | |
Mỹ có thể cho phép người chuyển giới gia nhập quân đội |
Ấn Độ, cùng với một loạt các quốc gia Nam Á khác, là quê hương của một nhóm người chuyển giới được gọi là "hijras". Họ vốn là những người tham gia biểu diễn các nghi lễ văn hoá quan trọng. Ảnh: LGBTQBuzz |
Hijras thường sống ở các cộng đồng nhỏ và theo truyền thống, họ sẽ trải qua một lễ kết nạp, bao gồm cả nghi lễ "thiến". Trong nhiều thế kỷ, họ thường xuyên biểu diễn trong các đám cưới, ma chay và sinh đẻ để kiếm tiền sinh sống. Ảnh: LGBTQBuzz |
Hầu hết các Hijras là đàn ông chuyển giới thành, một vài trường hợp là phụ nữ. Đôi khi do điều kiện thiếu thốn mà những người đàn ông này tự cắt đi bộ phận sinh dục để biến thành nữ. Ảnh: Jefferson Mok |
Bởi vậy, các Hijras thường trông khá nam tính, khuôn mặt góc cạnh. Ảnh: Jefferson Mok |
Không giống như những người chuyển giới ở nhiều nước, các Hijras đã xây dựng các cộng đồng đoàn kết với nhau, dựa trên tôn giáo. Họ phải cắt đứt mối liên hệ với người thân, gia đình. Mỗi thành viên sẽ được giao những công việc khác nhau để duy trì cộng đồng. Ảnh: Jefferson Mok |
Theo các tác phẩm dân gian tôn giáo, Hijras có quyền ban phước cho ai đó để họ có khả năng sinh sản hoặc đưa ra những lời nguyền. Ảnh: Jefferson Mok |
Do sự "quyền lực" này, trong phần lớn lịch sử Ấn Độ, Hijras đã nhận được sự tôn trọng đáng kể, được coi như nhóm người khổ hạnh quan trọng. Ở quanh các ngôi đền Ấn Độ, nhiều Hijras mặc bộ sari lấp lánh, trang điểm đậm để chờ đem phước lành đền cho các khách quan. Ảnh: Jefferson Mok |
Nhưng ở Ấn Độ ngày nay, các Hijras thường bị kỳ thị, không được tiếp cận với giáo dục, không có công ăn việc làm và nhà ở tử tế. Trong nhiều năm, với sự tẩy chay ngày càng gia tăng, cuộc sống của những Hijras thường bị xuống dốc, dẫn đến phải đi ăn xin, hành nghề mại dâm và tống tiền. Ảnh: Jefferson Mok |