Đại án VNCB: Nhân viên rửa xe, bảo vệ làm 'giám đốc bù nhìn' cho Phạm Công Danh

Xuất thân từ nghề bảo vệ, lái xe, rửa xe và có trình độ học vấn thấp nhưng các bị cáo vẫn được điều lên làm giám đốc của 12 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Thiên Thanh.
dai an vncb nhan vien rua xe bao ve lam giam doc bu nhin cho pham cong danh Đại án VNCB: Ông Trần Quý Thanh cáo bệnh không xuất hiện tại tòa
dai an vncb nhan vien rua xe bao ve lam giam doc bu nhin cho pham cong danh Đại án VNCB: Ông Trần Quý Thanh cáo bệnh không xuất hiện tại tòa
dai an vncb nhan vien rua xe bao ve lam giam doc bu nhin cho pham cong danh
Bị cáo Phạm Công Danh.

Trong phiên xét xử sáng 5/1, HĐXX đã xét hỏi đối với nhóm bị cáo là giám đốc của 12 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Thiên Thanh. Tại tòa, các bị cáo được HĐXX xét hỏi đều xác nhận người đang làm bảo vệ, người làm thư ký, người làm nhân viên rửa xe của Tập đoàn Thiên Thanh thì được Phạm Công Danh (tổng giám đốc của Tập đoàn Thiên Thanh) nhờ làm giám đốc các doanh nghiệp nên đồng ý.

Những người này hoặc là đã có công việc khác hoặc là có người quen ở Tập đoàn Thiên Thanh, người là đồng hương của bị cáo Phạm Công Danh nên khi được nhờ làm giám đốc đều vui vẻ nhận lời để được hưởng mức lương lên đến 10 triệu đồng/tháng. Thậm chí, có những người biết có công việc “giám đốc bù nhìn” tại Tập đoàn Thiên Thanh nên nhờ người quen giới thiệu vào làm giám đốc, những người này được nhận lương từ 5 đến 10 triệu đồng nhưng cũng có người làm 6 tháng không nhận được đồng nào từ tập đoàn.

Trả lời trước HĐXX, bị cáo Phan Thị Hà Thu cho biết, được làm giám đốc công ty Đại Hoàng Phương từ cuối năm 2010, con dấu, giấy phép kinh doanh thì do tập đoàn Thiên Thanh giữ, công ty hoạt động gì bị cáo cũng không rõ. Từ tháng 12/2012, bị cáo Viễn gọi bị cáo lên ký hồ sơ vay tiền nhưng bị cáo không biết nội dung hợp đồng là gì. Trong 6 tháng đầu làm giám đốc thì bị cáo không nhận một số tiền nào hết, sau mới được nhận là 5 triệu, đến cuối 2013 thì tăng lên 10 triệu.

Bị cáo Nguyễn Văn Cường khai, được làm giám đốc công ty Cường Tín từ cuối 2012, công ty chỉ có một mình bị cáo chứ không còn thêm một nhân sự nào khác. Bị cáo không rõ thời gian ký nhận tiền vay từ ngân hàng VNCB, chỉ biết Quỳnh Trang đưa hồ sơ thì ký nhận.

dai an vncb nhan vien rua xe bao ve lam giam doc bu nhin cho pham cong danh
Các bị cáo tại tòa.

Bị cáo Trần Thanh Tùng, xuất thân từ công việc làm bảo vệ cho tập đoàn Thiên Thanh, bất ngờ bị cáo được mời làm giám đốc công ty Thanh Quang từ tháng 6/2012, mọi giấy tờ do tập đoàn Thiên Thanh sắp xếp. Bị cáo không rõ mình ký nhận vay tiền lúc nào chỉ biết Quỳnh Trang đưa hồ sơ thì ký nhận, bị cáo cũng không biết vay tiền để làm gì. Với số tiền 76 tỷ bị cáo ký nhận đến khi bị bắt bị cáo mới biết. Thời điểm được làm giám đốc bị cáo nhận được mức lương 10 triệu/tháng.

Bị cáo Nguyễn Anh Vinh, làm giám đốc công ty Nhất Nhất Vinh, bị cáo không nhớ rõ thời gian ký nhận hợp đồng vay tiền, chỉ thấy Quỳnh Trang đưa hồ sơ thì ký. Bị cáo làm họa sĩ nhờ vợ là bị cáo Thu làm nhân viên của Thiên Thanh nên cũng được nhờ làm giám đốc, thấy Danh mới mua ngân hàng, tin tưởng Danh nên mới xác nhận giúp Danh làm giám đốc bù nhìn.

Bị cáo Cao Phước Nhàn, giám đốc công ty Phước Hải, bị cáo cũng giống như những giám đốc khác chỉ là được nhờ làm giám đốc. Trước khi làm giám đốc thì bị cáo chỉ là nhân viên bảo vệ của tập đoàn Thiên Thanh. Đầu 2014 thì bắt đầu ký hợp đồng vay tiền chỉ thấy Quỳnh Trang đưa hồ sơ thì vay tiền thì ký. Làm giám đốc thì được Thiên Thanh trả lương 10 triệu đồng/tháng.

Tại tòa, tất cả các bị cáo cũng thừa nhận dù nhận tiền lương giám đốc nhưng các bị cáo cũng biết công ty không có hoạt động kinh doanh gì, toàn bộ giấy tờ, con dấu, hồ sơ đều do công ty nắm giữ. Khi giám đốc cần thì gọi lên để ký vào giấy tờ thì ký chứ có người không nắm rõ việc ký này là những loại giấy tờ gì và để làm gì.

Đặc biệt, trong số 12 người nhận lời làm giám đốc các công ty con cho Tập đoàn Thiên Thanh thì có đến 2 cặp vợ chồng cùng tham gia làm giám đốc “bù nhìn” và bây giờ ra tòa làm bị cáo thật. Đó là vợ chồng bị cáo Nguyễn Quốc Thịnh (giám đốc Công ty Thịnh Quốc) và Hồ Thị Đi (28 tuổi, ngụ Quảng Ngãi; giám đốc Công ty TNHH MTV TMDVXD Hương Việt). Hai bị cáo này liên đới chịu trách nhiệm đối với số tiền bị thất thoát khỏi VNCB là 720 tỉ đồng (trong đó bị cáo Thịnh ký hồ sơ vay 370 tỉ đồng; Hồ Thị Đi ký hợp đồng vay của VNCB số tiền là 350 tỉ đồng).

Tại tòa, Thịnh khai dù mình không phải là nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh, nhưng được vợ giới thiệu nên Nguyễn Thị Quỳnh Trang, nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh, liên hệ với Thịnh đề nghị Thịnh làm giám đốc để vay tiền. Thịnh nói rằng thấy vợ làm ở tập đoàn nên tin tưởng tham gia làm.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.