Đại biểu Quốc hội kiến nghị sửa đổi chính sách BHXH, BHYT

Trong những thảo luận của Quốc hội tại hội trường về các vấn đề kinh tế - xã hội, một số Đại biểu đã đánh giá, góp ý, kiến nghị sửa đổi một số chính sách với bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT).
dai bieu quoc hoi kien nghi sua doi chinh sach bhxh bhyt
Một số Đại biểu Quốc hội kiến nghị cần nghiên cứu tăng và thêm nhiều mệnh giá thẻ BHYT

Đề xuất tăng mức hỗ trợ của nhà nước

Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) đánh giá, trong những năm qua, tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện tăng hàng năm, tới nay đạt khoảng 243.000 người. Tuy nhiên, trong đó chỉ khoảng 30% tham gia mới, còn lại đã tham gia BHXH bắt buộc và đóng thêm tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu.

“Tuy nhiên, khó thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện do mức đóng còn cao so với thu nhập của đa số người dân. Cùng đó, người lao động phải duy trì khoản đóng hàng tháng với thời gian 20 năm, nên rất khó để người dân thực hiện khi thu nhập của họ luôn bấp bênh. Do đó, Chính phủ cần nghiên cứu tăng mức hỗ trợ với người tham gia BHXH tự nguyện so với hiện nay”, Đại biểu Bình kiến nghị.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) cho rằng, mức hỗ trợ hiện của Chính phủ còn thấp (30%, 25% và 10% cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng khác để tham gia BHXH tự nguyện, áp dụng từ 1/1/2018). Do đó, Chính phủ nghiên cứu tăng mức hỗ trợ tham gia BHXH tự nguyện.

Cùng đó, hiện mỗi năm có khoảng 1 triệu người mới tham gia BHXH, nhưng có tới 600.000 người ra khỏi hệ thống. Chính phủ cần tổng kết Nghị quyết 93 của Quốc hội khoá 13, từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu định hướng người dân tham gia BHXH để đảm bảo quyền lợi an sinh khi về già. Đại biểu Lợi cũng đề nghị Chính phủ phát hành trái phiếu nhận nợ BHXH cho người lao động tham gia BHXH trước năm 1995, theo tinh thần Nghị quyết 64 của Quốc hội khóa 14.

Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách BHXH của Trung ương, đặt mục tiêu tất cả người lao động từ 15 tuổi trở lên phải được tham gia hệ thống chính sách BHXH. “Đây là chính sách an sinh xã hội đặc biệt quan trọng đảm bảo đời sống người dân. Tuy nhiên, hiện nước ta mới đạt 30% tổng lực lượng lao động, với khoảng 14 triệu người tham gia BHXH. Còn 40 triệu lao động đang làm việc trong khu vực phi chính thức chưa được tham gia BHXH”, Đại biểu Lợi nói.

Cần nhiều mệnh giá thẻ BHYT

Về BHYT, Đại biểu Thạch Phước Bình cho biết, qua giám sát thực hiện chính sách BHYT tại địa phương thấy nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ chiếm trên 70%. Trong khi đó nhóm đối tượng lao động và người sử dụng lao động, hộ gia đình đóng chỉ chiếm khoảng 30%. Đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo có giải pháp khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia BHYT; chỉ đạo các ngành chức năng xem xét, điều chỉnh quy định tham gia BHYT cho học sinh, sinh viên.

Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) cho biết, những năm gần đây, Chính phủ đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tổng chi của toàn xã hội cho chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, tuy nhiên vẫn còn rất thấp (chỉ bằng 1/2 mức trung bình của các nước thu nhập trung bình); chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Do đó, Chính phủ cần có cơ chế thông thoáng và ổn định để huy động các nguồn lực xã hội cùng chung tay, góp sức vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Đồng thời, mệnh giá thẻ BHYT thấp trong khi giá thuốc, vật tư, trang thiết bị phải trả theo mặt bằng quốc tế. Với điều kiện hiện nay, khi tỷ giá ngoại tệ thay đổi nhiều, tỷ trọng khám chữa bệnh BHYT tăng nhanh. Theo ước tính của cơ quan BHXH, bình quân đóng trung bình là 1 triệu đồng/1 thẻ trong 1 năm nhưng mức chi chung là khoảng 1,1 triệu đồng cho 1 thẻ trong 1 năm. Như vậy, BHYT đang bội chi khoảng 10% dù ngành BHXH đã thực hiện nhiều giải pháp để quản lý quỹ, chống trục lợi.

Từ phân tích trên, để quỹ BHYT bền vững, Đại biểu Tuấn kiến nghị Quốc hội cần nghiên cứu tăng tỉ lệ đóng BHYT và đưa ra nhiều mệnh giá BHYT để người dân lựa chọn.

Ngoài ra, theo Đại biểu Tuấn, tỷ trọng ngân sách nhà nước và BHYT đầu tư và chi cho y tế cơ sở còn thấp, chưa đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ, chức năng. Bên cạnh đó, quy định về chi phí khám chữa bệnh tại trạm y tế xã tối thiểu bằng 10% và tối đa không vượt quá 20% của quỹ khám chữa bệnh ngoại trú tính trên số thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế xã là không phù hợp thực tế.

Cơ cấu bệnh tật hiện nay khi bệnh không lây nhiễm đang tăng lên và trạm y tế xã phải quản lý bệnh này, trong đó có tăng huyết áp, đái tháo đường. Đại biểu Tuấn kiến nghị Quốc hội sửa Luật BHYT và Luật Khám chữa bệnh, đồng thời xây dựng Luật Phòng bệnh để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trong bối cảnh cơ cấu bệnh tật thay đổi nhiều.

Đại biểu Ngô Thị Kim Yến (Đà Nẵng) nhấn mạnh, tỷ lệ ngân sách nhà nước cho toàn ngành y tế đã có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2016 là 97.600 tỷ đồng (chiếm 7,67% so với tổng chi ngân sách nhà nước), và năm 2018 khoảng 92.715 tỷ đồng (chiến 5,85% tổng chi ngân sách nhà nước). Kể cả việc tăng chi 2.245 tỷ đồng đối với năm 2016 để chi và hỗ trợ mua BHYT cho các đối tượng chính sách xã hội. Với tỷ lệ chi như vậy, chưa đảm bảo theo tinh thần Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trong tình hình mới.

XEM THÊM

dai bieu quoc hoi kien nghi sua doi chinh sach bhxh bhyt Quy định mới về mức đóng bảo hiểm y tế

Đây là một nội dung của Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, vừa ...

dai bieu quoc hoi kien nghi sua doi chinh sach bhxh bhyt Thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Đó là nội dung quan trọng tại Thông tư số 15/2018/TT-BYT vừa được Bộ Y tế ban hành ngày 30/5/2018.

dai bieu quoc hoi kien nghi sua doi chinh sach bhxh bhyt Bị mất thẻ bảo hiểm y tế, có được thanh toán tiền BHYT?

Khi đi khám chữa bệnh, bạn chỉ cần xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh sẽ được ...

dai bieu quoc hoi kien nghi sua doi chinh sach bhxh bhyt Bộ trưởng Y tế lý giải việc người dân 'chạy trốn' bảo hiểm y tế cơ sở

Nhân lực chưa đủ, dịch vụ khám chữa bệnh còn hạn chế, danh mục thuốc thấp... đều được cho là các nguyên nhân khiến y ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.