Đến lượt Fitch hạ triển vọng tín nhiệm với Vietinbank, Vietcombank, ACB, MB và ANZ Việt Nam vì dịch Covid-19

Fitch hạ triển vọng của Vietinbank, Vietcombank và ANZ Việt Nam từ mức "tích cực" xuống "ổn định''. Hai ngân hàng còn lại là ACB và MB bị hạ triển vọng từ "ổn định" xuống "tiêu cực".

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings vừa công bố hạ triển vọng tín nhiệm của 5 ngân hàng là Vietinbank, Vietcombank, ANZ Việt Nam, ACB và MB, do ảnh hưởng mà đại dịch Covid-19 gây ra.

Cụ thể, Fitch hạ triển vọng của VietinBank, Vietcombank và ANZ Việt Nam từ mức "tích cực" xuống "ổn định''. 

Hai ngân hàng còn lại là ACB và MB bị hạ triển vọng từ "ổn định" xuống "tiêu cực".

Fitch hạ triển vọng tín nhiệm với Vietinbank, Vietcombank, ACB, MB và ANZ Việt Nam - Ảnh 1.

Fitch hạ triển vọng tín nhiệm với Vietinbank, Vietcombank, ACB, MB và ANZ Việt Nam. (Ảnh: Vietinbank).

Triển vọng chất lượng tài sản của tất cả ngân hàng cũng bị Fitch hạ mức từ "ổn định" xuống "tiêu cực". Điều này cũng xem xét đến việc tăng trưởng tín dụng nhanh chóng của các ngân hàng trong những năm gần đây, nhất là trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng và cho vay không đảm bảo. 

Theo Fitch, tại một số nhà băng, dự phòng rủi ro tín dụng chưa đủ, khiến bộ đệm tài chính vẫn còn mỏng, vẫn phải tiếp tục phải nắm giữ trái phiếu của Công ty Quản lí tài sản Việt Nam (VAMC).

Trong bối cảnh dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất điều hành, chỉ thị các tổ chức tín dụng giãn nợ đối với khách hàng vay bị ảnh hưởng bởi đại dịch, đồng thời nới lỏng các quy định về phân loại và trích lập dự phòng. 

Do đó, ngành ngân hàng trở thành kênh trung gian quan trọng trong việc cứu trợ tài chính, cũng như có khả năng chịu phần lớn gánh nặng về chính sách.

Theo dự báo của Fitch, lợi nhuận của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, do nhu cầu tín dụng giảm, lãi suất cho vay cũng thấp hơn. Lãi suất cho vay giảm mạnh, trong khi lãi suất tiền gửi không giảm nhiều, nhằm đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền đã tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng.

Tấm đệm an toàn về vốn mỏng cũng là yếu tố khiến Fitch cảnh báo một số ngân hàng vẫn gặp khó khăn khi chưa thể đáp ứng yêu cầu về Basel II.

 Triển vọng về cơ cấu vốn của hầu hết ngân hàng được Fitch xếp hạng ổn định, nhưng Vietinbank là trường hợp duy nhất bị đánh giá triển vọng vốn hóa tiêu cực, do chất lượng tài sản yếu hơn các ngân hàng nội khác.

Ngoài ra, Fitch cũng nhận định thanh khoản và nguồn vốn huy động của các ngân hàng không bị ảnh hưởng đáng kể trước tác động của dịch Covid-19, do tăng trưởng tín dụng thấp và có sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước.

Fitch dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 đạt 3,3% 

Việc hạ triển vọng tín nhiệm của một số ngân hàng được Fitch đặt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng căng thẳng đến nền kinh tế, khiến tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý I/2020 chỉ đạt 3,8%, thấp hơn nhiều so với mức 7% của quý IV/2019. 

Cú sốc kinh tế từ đại dịch sẽ khiến gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, đưa lượng lớn lao động tự do, chủ doanh nghiệp siêu nhỏ vào tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng.

Fitch cũng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay là 3,3%, mức thấp nhất kể từ sau năm 1986. Tuy nhiên, Fitch lại kì vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt đến 7,3% trong năm 2021, giả định rằng sự phục hồi kinh tế sẽ chỉ bắt đầu vào cuối năm nay.

Fitch cũng đã hạ bậc xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam từ BB- xuống B+, tuy nhiên vẫn giữ đánh giá triển vọng ở mức "ổn định", vì kì vọng tăng trưởng kinh tế sẽ phục hồi mạnh vào năm 2021.

.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.