Ở phương Đông, Tết Thanh minh là 1 trong 24 tiết khí trong cách lập lịch theo quan niệm của nhiều quốc gia. Tết Thanh Minh thường diễn ra vào khoảng tháng 3 âm lịch hàng năm.
Tết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc. Tương truyền rằng ngày này nhằm kỉ niệm một trung thần nước Tấn thời Xuân Thu Chiến Quốc.
Tết Thanh Minh là dịp để thế hệ con cháu nhớ và bày tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. (Ảnh minh họa: Lạc Hồng Viên)
Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế.
Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm.
Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Ông cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là nghĩa vụ của mình, chứ không đóng góp công lao to lớn. Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.
Sau này, khi nhớ ra, Tấn Văn Công cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy.
Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (từ mùng 3/3 đến mồng 5/3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Hướng đến cội nguồn, Tết Thanh minh là dịp để mọi người báo hiếu công ơn dưỡng dục của bậc tiền bối. Theo phong tục tập quán của Việt Nam, các gia đình sẽ đi tảo mộ, tức là đi thăm mộ ông bà, tổ tiên… từ ngày mùng 1 – 10/3 âm lịch. Vì trong thời gian này, thời tiết ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt hơn trùm lên mộ, có thể làm mộ sụt lở nên cần phải cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ.
Tết Thanh Minh có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của người Việt Nam. (Ảnh minh họa: VietQ)
Công việc chính của tảo mộ là sửa sang, lau các ngôi mộ của tổ tiên sạch sẽ, cắt nhổ bụi rậm, đắp bồi đất, dọn hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ. Đồng thời, còn thắp hương và khấn vái tổ tiên.
>>> Xem thêm: Sự khác biệt rõ rệt giữa Tiết Thanh minh và Tết Thanh minh
Từ lâu, Thanh minh đã là dịp lễ thiêng liêng, quan trọng nhằm bày tỏ lòng thành kính, ghi nhớ công ơn của thế hệ sau đối với những người đi trước. Những ngôi mộ được dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, trồng cây, cắm hoa, đó là những cử chỉ xuất phát từ tâm của người đang sống đối với người đã khuất.
Cần biết 21:52 | 31/03/2024
Cần biết 17:36 | 05/01/2022
Lối sống 20:00 | 05/04/2019
Lối sống 19:00 | 05/04/2019
Lối sống 10:27 | 05/04/2019
Lối sống 07:43 | 03/04/2019
Lối sống 07:39 | 02/04/2019
Lối sống 14:00 | 01/04/2019