Chùa Ấn Quang (hay Tổ đình Ấn Quang) tọa lạc tại đường Sư Vạn Hạnh, phường 9, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, chùa Ấn Quang nay là một trụ sở quang trọng trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đây cũng là ngôi chùa chứng kiến nhiều bước tiến thăng trầm của lịch sử nói chung và sự phát triển của Phật giáo tại Việt Nam nói riêng.
Chùa Ấn Quang được xây dựng năm 1948 bởi cố hòa thượng Thích Trí Hữu. Ban đầu, chùa Ấn Quang chỉ là một ngôi chùa nhỏ lợp lá tranh thờ Phật. Sau đó, nhờ có hoạt động giảng pháp, dạy kinh mà chùa phát triển thành một Phật đường.
Vào năm 1950, cố hòa thượng Thích Thiện Hòa được cố hòa thượng Thích Trí Hữu trao quyền quản lý chùa. Ông là người đã dành phần đời còn lại của mình để tôn tạo, phát triển chùa thành một Phật đường lớn để giáo dục và phổ độ Phật pháp tới các tăng ni phật tử cũng như chư khách thập phương.
Ảnh tư liệu chùa Ấn Quang từ năm 1955.
Chùa Ấn Quang hiện nay là trường Phật học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại miền Nam. Chùa cũng là trụ sở của Phật học đường, ban Trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh – trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Hoạt động giảng pháp ở chùa Ấn Quang thu hút rất nhiều tăng ni phật tử, ngoài ra, đây cũng là Phật đường đã đào tạo rất nhiều các vị chức sắc cho các chùa khắp miền Nam.
Chùa cũng là một địa điểm lớn giúp vận động, quyên góp tiền, hàng, vật phẩm giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đặc biệt, chùa còn là nơi kết nối với các đồng bào khó khăn sống tại nước ngoài, giúp đỡ họ khắc phục khó khăn và ổn định cuộc sống ở miền viễn xứ.
Cố nghệ sĩ Anh Vũ mất tại nước ngoài được đưa về chùa Ấn Quang làm lễ.
Hàng năm, ngoài các hoạt động giảng pháp và từ thiện, chùa Ấn Quang cũng đón đông đảo khách thập phương tới lễ Phật và tham quan kiến trúc độc đáo của mình.
Cổng chính chùa Ấn Quang.
Phật điện trong chùa.
Dấu ấn hoa tạng trên mái của chùa Ấn Quang.
Chùa Ấn Quang có ngôi Chánh điện được xây theo mẫu chùa Từ Đàm ở Huế và được tôn tạo thêm vào năm 1966. Ngoài ra, chùa còn có nhiều tiểu công trình độc đáo như dãy lầu nhà tổ, giảng đường, xưởng nhang Bồ Đề, thư viện, nhà in Sen Vàng được xây dựng, thiết kế độc đáo theo những biểu tượng Phật giáo, hàm ẩn nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Giải trí 12:27 | 13/04/2019
Giải trí 10:45 | 12/04/2019
Giải trí 08:27 | 12/04/2019
Giải trí 07:19 | 12/04/2019
Giải trí 07:12 | 12/04/2019
Giải trí 23:23 | 11/04/2019
Giải trí 22:41 | 11/04/2019
Giải trí 11:41 | 11/04/2019