Dự án nạo vét sông Sào Khê: Liệu có phải số thực là 'nở' từ 72 tỷ đồng lên 1.400 tỷ đồng?

Có ý kiến đề nghị thanh tra để làm rõ tính khách quan, chủ quan khi dự án Sào Khê đội vốn từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng ở Ninh Bình.

Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN) được Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Hồ Đức Phớc trình bày tại Quốc hội chiều 21/5 nhấn mạnh tình trạng điều chỉnh dự án với giá trị lớn, trong đó có Dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê, tỉnh Ninh Bình điều chỉnh tăng 36 lần (từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng).

Con số trên ngay lập tức nhận được sự quan tâm của dư luận cũng như của ĐBQH.

Tại phiên thảo luận trên Hội trường chiều 28/5, ông Bùi Văn Phương – Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình đã giơ biển tranh luận và dành toàn bộ 3 phút để nói rõ thêm về dự án này.

Theo vị đại biểu này, trước khi có Luật Đầu tư công thì các dự án đầu tư rồi có sự điều chỉnh là một hiện thực, nhưng không phải tất cả dự án điều chỉnh đầu tư đều sai hay đều có gì đó không đúng và mờ ám.

Nếu chỉ nhìn con số ròng từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ thì người dân và cử tri băn khoăn trong công tác quản lý nhà nước, điều hành đầu tư xây dựng thế nào mà để xảy ra như thế

du an nao vet song sao khe lieu co phai so thuc la no tu 72 ty dong len 1400 ty dong
Đại biểu Bùi Văn Phương - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình.

Ông Bùi Văn Phương thông tin thêm, dự án bắt đầu từ 2001, ban đầu mục tiêu dự án là nạo vét sông để phục vụ thuỷ lợi tưới tiêu.

Nhưng dòng sông Sào Khê chạy qua khu vực cố đô Hoa Lư nên nhân dịp 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Nhà nước cho đầu tư tôn tạo cố đô Hoa Lư – trong đó sông Sào Khê chạy qua lõi di sản thế giới Tràng An.

Dự án điều chỉnh lại từ cho mục tiêu chỉ phục vụ sản xuất nông nghiệp sang thêm mục tiêu tôn tạo cố đô, tạo nền tảng một bước để Tràng An được công nhận là di sản; phục vụ giao thông thuỷ và các công trình phục vụ du lịch.

Cũng theo Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình, về nguồn vốn, ngân sách chiếm 1.400 tỷ đồng, còn lại là vốn của DN và các nguồn vốn khác.

“Ninh Bình hôm nay, có cố đô, có di sản Tràng An được thế giới biết tới trong đó có đóng góp của dự án này” – ông Phương nhấn mạnh.

Trước đó, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, bà Nguyễn Thị Thanh – Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình cho biết, dự án ban đầu quy mô nhỏ nhưng khi làm vướng khu cố đô nên yêu cầu phải mở rộng, phải giải phóng mặt bằng, lo tái định cư nên dẫn đến đội vốn. Nguyên nhân chính là do khảo sát không kỹ, cứ nghĩ dự án nhỏ và lỗi chính do cơ chế làm dự án nở dần ra.

du an nao vet song sao khe lieu co phai so thuc la no tu 72 ty dong len 1400 ty dong 12 dự án nghìn tỷ đắp chiếu: Bộ Công an, Kiểm toán vào cuộc, có dự án xử lý hình sự

Sáng nay 26/5, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã có những giải trình trước Quốc hội về 12 dự án nghìn tỷ ...

du an nao vet song sao khe lieu co phai so thuc la no tu 72 ty dong len 1400 ty dong Bí thư Ninh Bình: Cơ chế làm dự án Sào Khê 72 tỷ nở thành 2.595 tỷ

Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh cho biết, dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê của ...

chọn
Dòng tiền đáo hạn tại ngân hàng có thể tìm đến đất nền
Theo các chuyên gia VARS, dòng tiền đáo hạn tại ngân hàng bắt đầu tìm các kênh đầu tư đem lại mức lợi nhuận hấp dẫn hơn, trong đó có bất động sản, đặc biệt là sản phẩm đất nền giá không quá cao, tiềm năng sinh lời lớn.