Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một ông chồng đánh ghen vợ và nhân tình.
Theo nội dung đoạn clip livestream này ghi lại, ông chồng làm việc ở quê để nuôi con còn người vợ vừa học vừa làm tại Hà Nội. Khoảng thời gian từ Tết đến nay, người vợ đã thuê phòng và sinh hoạt như vợ chồng với một người đàn ông khác.
Người chồng đã bắt gặp vợ nhắn tin với trai lạ có nhắc nhở nhưng nhân tình của vợ lại có giọng thách thức và phân biệt vùng miền nên anh quyết tâm ra phòng trọ ở Hà Nội để bắt quả tang.
Bé trai ngơ ngác không biết chuyện gì. (Ảnh cắt từ clip) |
Nhưng điều đáng nói, ông bố này đưa cả con theo để đánh ghen. Hình ảnh đứa con khoảng 3,4 tuổi ngơ ngác đứng nhìn bố mẹ xung đột. Thậm chí đứa con còn phải chứng kiến cảnh mẹ mình và người lạ áo còn chưa kịp cài cúc. Mặc dù thương và đồng cảm với anh chồng nhưng cũng không ít ý kiến phản đối việc lôi trẻ vào những xung đột của người lớn.
Chuyên gia tâm lý, thạc sĩ Lê Thị Lan Phương lý giải ghen dưới góc độ tâm lý học xuất phát từ cảm giác bất an, sợ hãi, bực tức và lo lắng về một sự mất mát trong tình yêu, hôn nhân và gia đình.
Trong trường hợp cụ thể này, chị Lan Phương hoàn toàn thấu hiểu và cảm thông với hành động đánh ghen của ông chồng. Làm sao có thể chịu đựng được khi người vợ say đắm với nhân tình không đoái hoài gì đến con cái. Đã vậy cô ta cùng kẻ thứ 3 còn thách thức trước lời nhắc nhở của anh chồng.
Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý cũng khẳng định, việc đưa con đi đánh ghen, để con chứng kiến cảnh bố mẹ chửi nhau là hành động sai trái. Đặc biệt là dẫn con theo với mục đích gây áp lực và trả thù vợ hoặc chồng mình để thoả mãn sự giận giữ, bất an trong lòng.
Việc con chứng kiến những hình ảnh “không đẹp” của người lớn, trong đó phần chính là của bố, mẹ mình sẽ ghi dấu ấn sâu đậm trong đầu con trẻ và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Lan Phương. |
Ở trẻ sẽ nảy sinh tâm lý lo lắng, sợ sệt, thất vọng, mất niềm tin vào bố mẹ, gia đình. Nguy hiểm hơn là trẻ sẽ “học” thói thích bạo lực từ người lớn và áp dụng với bạn bè, những người tiếp xúc với chúng sau đó.
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Lan Phương bày tỏ: “Việc bố mẹ đưa con đi đánh ghen nhằm ây áp lực hay trừng phạt đối phương chẳng khác nào biến con cái trở thành một công cụ để thỏa mãn mục đích cá nhân. Tại sao lại kéo đứa trẻ vào những xung đột của người lớn. Chắc hẳn ông bố ấy không hiểu được vết thương tâm lý mà trẻ sẽ phải mang theo suốt cuộc đời”.
Chị Lan Phương cho biết, những chấn động tâm lý từ việc chứng kiến cảnh bạo lực đặc biệt là giữa bố mẹ sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường cho con cái. Việc người chồng mạt sát vợ cùng tình địch đã khiến hình ảnh bố mẹ trong tâm trí trẻ trở nên xấu xí thậm chí khiến chúng căm thù mẹ (hoặc bố). Đối với trẻ vị thành niên, chúng sẽ dễ có những hành động tiêu cực như tức giận, bỏ nhà đi, lên án hay xúc phạm bố mẹ.
Chị Lan Phương kể, chị đã từng gặp những trường hợp đứa con phải bỏ dở việc học ở trường để đến bệnh viện điều trị tâm lý sau lần theo mẹ đi đánh ghen. Đặc biệt trong câu chuyện trên, đoạn clip đánh ghen được phát tán trên mạng thì vết thương tâm lý của đứa con sẽ càng khó lành hơn.
“Trẻ có thể mặc cảm vì bị phân biệt đối xử ở trường, lớp hoặc khi lớn hơn vô tình xem lại đoạn clip này sẽ khiến chúng bị tổn thương lần hai, lần ba”, chuyên gia tâm lý Lê Thị Lan Phương chia sẻ.
XEM THÊM
Mẹ chồng giúp nàng dâu đánh ghen: Từng khuyên cô gái chấm dứt mối quan hệ ngoài luồng nhưng bất thành
Thấy cô gái có tình cảm ngoài luồng với con trai mình, bà Hoa đã khuyên giải cô cắt đứt quan hệ với con trai ... |
Đánh ghen không cần đụng chân tay: Việc nhẹ lương cao ở Trung Quốc
Sau khi phát hiện chồng ngoại tình, nhiều phụ nữ Trung Quốc đã tìm đến sự hỗ trợ của thợ săn tình nhân, những người ... |
Nỗi đau của cô giáo bị đánh ghen ngay trên bục giảng
Vô cớ bị đánh ghen ngay trên bục giảng, trước mặt hàng chục học sinh của mình, cô giáo N. trong sự việc ấy vô ... |
Khi có người thứ 3: Hãy cứ đứng yên mà nhìn...
Người thứ 3 là một từ khóa có thể gây tan vỡ một gia đình hoặc một mối quan hệ tưởng như là đang hạnh ... |
'Phụ nữ mà dại hoài thì khổ lắm!'
Khi tôi còn nhỏ, ba tôi thường bảo: “Trên đời này, tất cả mọi người đều từ mặt đất đi lên chứ chả có ai ... |
Lối sống 09:55 | 13/06/2018
Lối sống 23:00 | 30/05/2018
Lối sống 12:00 | 27/05/2018
Lối sống 08:09 | 19/05/2018
Lối sống 03:22 | 18/05/2018
Lối sống 07:32 | 15/05/2018
Lối sống 00:00 | 11/05/2018
Lối sống 10:01 | 08/05/2018