Forbes: 90% người dân Việt Nam tin vào báo chí trong đại dịch Covid-19

Trong thời gian cao điểm phòng chống Covid-19, cứ 10 người dân Việt Nam được khảo sát thì 9 người dành niềm tin trọn vẹn vào báo chí nước nhà trước những thông tin về đại dịch. Trong khi đó, các quốc gia phương Tây lại không nhận được sự tin tưởng cao.

90% người dân Việt Nam tin vào báo chí

Tạp chí Forbes dẫn khảo sát từ YouGov cho biết Việt Nam là quốc gia đứng đầu về người dân có niềm tin trọn vẹn vào báo chí trước những tin tức về đại dịch Covid-19. YouGov nhận thấy có đến 90% người Việt Nam trả lời tin tưởng vào những gì báo chí đưa tin về đại dịch Covid-19.

Mặc dù có biên giới dài hơn 1.400 km với Trung Quốc, Việt Nam đã cố gắng ngăn chặn Sars-CoV-2 trong cả y học và tuyên truyền cộng đồng. 

Forbes ấn tượng với các bài hát cổ động người dân tuân thủ biện pháp đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và hạn chế ra đường của Việt Nam, được tung ra tương đối sớm. Theo Forbes, các chuyên gia đã khen ngợi chiến lược của Việt Nam, giúp cho cả nước chỉ có 324 trường hợp nhiễm bệnh và không có trường hợp tử vong.

Forbes: 90% người dân Việt Nam tin vào báo chí trong đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Việt Nam dẫn đầu các nước có nền báo chí nhận được sự tin tưởng từ người dân. (Đồ hoạ: Tất Đạt).

Truyền thông phương Tây thường gán ghép Việt Nam là quốc gia luôn bí mật về việc chia sẻ thông tin. Nhưng theo hãng tin ABC của Australia, hầu hết các chuyên gia tin rằng chính quyền Việt Nam đang trung thực về thống kê Covid-19.

Lê Thu Hương, một nhà phân tích tại Viện Chính sách chiến lược Australia, nói với ABC rằng các tổ chức quốc tế, nhà dịch tễ học nước ngoài và thậm chí đại sứ Australia tại Hà Nội đã bày tỏ sự tin tưởng vào dữ liệu. "Tôi không có lí do gì để nghi ngờ các số liệu", bà nói.

Hãng tin Reuters thậm chí cho thă dò 13 nhà tang lễ ở Hà Nội, nhưng không ai chứng kiến sự gia tăng các đám tang trong bối cảnh đại dịch.

Sharon Kane, Giám đốc phụ trách Việt Nam tại Plan International, một tổ chức phi chính phủ hoạt động trên sức khỏe cộng đồng, nói: "Tôi biết nói ra điều này có vẻ như tôi đã uống say, nhưng tôi không thấy bất kì tiếng chuông cảnh báo vang lên về độ chính xác hoặc thiếu minh bạch trong các con số".

"Đã có một nhận thức đúng đắn và báo cáo trung thực của Chính phủ từ đầu tháng 1 về nguồn lực y tế lâm sàng hạn chế nếu dịch bệnh này lan rộng, vì vậy Việt Nam đã nhanh chóng cố gắng kiểm soát dịch bệnh", Mike Toole, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm của Viện Burnet, nhận xét.

Báo chí phương Tây có chỉ số tin tưởng thấp

Đại dịch Covid-19 đã chứng minh ngành truyền thông chưa hẳn là "cấm địa" đối với sức ảnh hưởng của đại dịch. Một số đơn vị gia tăng số lượng khán giả nhưng không ít người phải cố gắng duy trì hoạt động khi doanh thu quảng cáo bốc hơi.

Có lẽ đáng chú ý nhất, đại dịch Covid-19 còn tạo ra thách thức lớn hơn cho các nhà báo, khi họ tìm cách phân biệt sự thật với hư cấu trong một hệ sinh thái truyền thông kĩ thuật số thế kỉ XXI, bị vấy bẩn bởi tin giả và thông tin sai lệch.

Có nhiều tranh cãi quốc tế về báo cáo tình hình dịch bệnh của Trung Quốc, đặc biệt là quy mô của vụ dịch ở Vũ Hán và liệu số người chết thực sự có được che đậy hay không. Phương Tây cho rằng hệ thống phương tiện truyền thông của đất nước này được kiểm soát chặt chẽ bởi chính quyền. Nhưng vẫn có 62% công chúng tin tưởng vào sự chính xác của nó đối với cuộc khủng hoảng hiện nay.

Forbes: 90% người dân Việt Nam tin vào báo chí trong đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Dù mệnh danh có nền báo chí tự do nhưng phương Tây có chỉ số tin tưởng từ người dân trong dịch Covid-19 dưới 50%. (Ảnh: WKSU).

Mọi thứ trở nên hỗn tạp hơn khi các quốc gia luôn tự tin có nền báo chí tự do ngự trị, lại không chiếm được niềm tin của công chúng trong thời đoạn này.

Ở Đức, 54% người dân tin tưởng vào những tin tức mà báo chí nước họ nói về Covid-19. Còn số này ở Tây Ban Nha là 50% và chỉ 38% ở Italy.

Bối cảnh truyền thông của Vương quốc Anh đã bị chia rẽ một cách cay đắng, trước đây là vì  Brexit và giờ là do Covid-19. Niềm tin của công chúng vào báo chí nước này là một trong những mức thấp nhất trong bộ dữ liệu, chỉ ở mức 31%.

Tương tự như vậy, báo chí nước Mỹ đang đánh mất lòng tin của độc giả trước thềm bầu cử tổng thống do có quá nhiều "tin giả" và "phương tiện truyền thông lamestream", thuật ngữ Tổng thống Trump dùng để gọi những đơn vị không thông tấn theo cách mà ông muốn.

Mặc dù vậy, người Mỹ có mức độ tin tưởng vào báo chí nước họ cao hơn so với các quốc gia châu Âu, ở mức 42%.

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.