Mẹ 3 con khéo tay làm những chiếc bánh kem hình hoa ngọt ngào ai nhìn cũng mê | |
Thán phục trước tài làm trăm loại bánh trung thu vừa ngon vừa đẹp của mẹ đảm Hà Thành |
Chị Lê Thị Thảo Nguyên là một người phụ nữ rất yêu thích làm bánh. Vì thế, mỗi dịp Trung thu, chị đều tự tay làm những chiếc bánh thật ngon, thật đẹp dành tặng người thân trong gia đình. Theo kinh nghiệm của chị, làm bánh trung thu luôn cần sự tỉ mẩn và chi tiết trong từng công đoạn để cho ra một chiếc bánh thật ngon, thật đẹp mắt và hợp với khẩu vị của mọi người.
Chị Thảo Nguyên với sở thích làm bánh. |
Theo chị Thảo Nguyên, khi làm bánh cần làm theo các bước theo thứ tự thời gian như sau:
1. Nấu nước đường: nên nấu càng sớm càng tốt, tối thiểu 1 tháng trước khi làm bánh thì nước đường mới ngon.
2. Sên nhân ngọt (các loại đậu, hạt sen): sên trước khi làm bánh 1-2 ngày, bảo quản ngăn mát tủ lạnh.
3. Nhân dừa và thập cẩm có thể làm trong ngày, làm xong là đóng bánh được.
4. Hấp trứng muối: làm trước vài ngày (bảo quản trong tủ lạnh) hoặc làm trong ngày.
5. Làm vỏ bánh (công thức, nhồi).
6. Tạo hình.
7. Nướng bánh.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho từng công đoạn và các lưu ý mà chị Thảo Nguyên đã đúc kết được trong quá trình làm bánh:
Bánh làm bằng khuôn lò xo có trọng lượng mỗi bánh khoảng 125g.
0,5kg bột cho ra 22 vỏ bánh 40g tương ứng với khuôn lò xo 125g.
Tỷ lệ nhân - vỏ bánh
Tỷ lệ 2 nhân-1 vỏ
Ví dụ bánh 200g thì 130g nhân-70g vỏ
Ví dụ bánh 125g thì 80g nhân, 40g vỏ và 1 trứng muối.
Vỏ bánh. |
Nhồi bột vỏ bánh:
Cân nguyên liệu theo công thức ở trên. Cho chút xíu baking soda rây đều. Trộn và nhồi kỹ. Để bột nở 30-60 phút, sờ bột nở mịn, không rít tay thì đem ra cán ngay. Để lâu bột khô thì cho thêm dầu và nước đường nhồi lại.
Nhào bột. |
Đập vỏ, lấy lòng đỏ trứng, rửa sạch nhớt. Sau đó, ngâm rượu trắng một lúc rồi chắt bỏ rượu, bỏ vào một chút dầu mè thơm, mang đi hấp cách thủy khoảng 10-15 phút. Hoặc nướng 10 phút trong lò nướng
Để nguội, bỏ ngăn đá tủ lạnh cho cứng, dễ nặn nhân. Có thể bảo quản trứng muối lâu trong ngăn đá tủ lạnh. Để nguội bên ngoài 15 phút là nặn nhân được.
Trứng muối. |
Nguyên liệu: 2kg đường; 1,2 lít nước; 50g mạch nha (ko có cũng được); 1 trái chanh lớn (2 trái chanh nhỏ); 1/4 trái thơm; 5ml nước tro tàu + 10ml nước/
Cách làm: Thơm cắt ra làm 2 + đường + nước quậy đều bắc lên bếp nấu sôi. Hạ nhỏ lửa, nấu thêm 1 giờ rồi cho nước chanh vào. Đun tiếp 30 phút nữa, rót từ từ nước tro tàu vào. Nấu tiếp 1,5 giờ cho sánh như mật ong. Nếu lỡ thắng đường kẹo quá thì có thể cho nước vô thắng lại. Không quậy sau khi sôi, nếu không sẽ lại thành đường.
Vì các loại nhân khá đa dạng nên các chị em có thể dựa vào sở thích của người thân và bạn bè để chọn lựa làm nên những chiếc bánh ưng ý nhất.
Cách làm nhân dừa
Nguyên liệu: 1kg dừa nạo trắng; 400g đường cát trắng; 100g sữa đặc có đường; 200g mè + 200g hạt dưa rang với ít muối; 200g bột nhân bánh dẻo.
Cách làm: Đường + dừa trộn đều, để cỡ nửa tiếng rồi bắc lên bếp sên ráo. Cho tiếp hạt dưa, mè rang, trộn đều, cho tiếp bột bánh dẻo khi đã sên xong. Bắc xuống để nguội tới khi ấm tay. Sau đó, vo nhân bánh.
Trộn nhân bánh. |
Nhân dừa. |
Cách làm nhân thập cẩm:
(Tỷ lệ cho 4 bánh 250g. Làm nhiều thì nhân lên)
Nguyên liệu: 30g mỡ gáy luộc chín, thái hạt lựu, ướp ít đường phơi gió cho mỡ trong; 30g nước đường; 30g rượu trắng; 30g hạt dưa rang sơ với muối; 30g hạt điều rang chín, tách đôi (hay cắt làm tư); 30g mứt bí thái hạt lựu nhỏ; 30g hạt sen thái hạt lựu nhỏ; 30g mứt chanh thái hạt lựu nhuyễn; 30g mứt gừng thái hạt lựu nhuyễn; 60g gà quay/xá xíu/dăm bông/chà bông; 60g lạp xưởng, luộc chín, thái hạt lựu; 60g bột bánh dẻo (nhân); 1 muỗng cà phê rượu thơm Mai Quế Lộ; Ít lá chanh non thái chỉ (không bắt buộc); 30g mè rang vàng; 8 trứng vịt muối
Gia vị: 1/4 muỗng cà phê ngũ vị hương, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê xì dầu.
Trộn tất cả gia vị và nguyên liệu trên và chia làm 4 phần, cho 2 lòng đỏ trứng vịt vào. Cân vừa nhân là 180g.
Lạp xưởng. |
Sên dừa. |
Hạt dưa. |
Sen hầm. |
Mỡ khổ thái nhỏ. |
Mè rang. |
Mứt. |
Mứt. |
Hạnh nhân. |
Jambon. |
Nhân thập cẩm. |
Trộn nhân. |
Trộn đều tay. |
Nhân hạt sen/ đậu xanh/ đậu đỏ
Nguyên liệu: 1kg đậu xanh/ đậu đỏ hoặc các loại hạt có thể nghiền mịn; 350g đường; 300g dầu ăn; bột nhân bánh dẻo; cơm sầu riêng (300-400g) hoặc nước ép lá dứa (xay sinh tố rồi lược, vắt)
Lưu ý: 1kg hạt sen thì lượng đường, dầu ăn chỉ bằng phân nữa công thức trên.
Các loại hạt nấu chín nhừ, lấy đũa quậy nát bớt. Sau đó để nguội rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn (thêm nước kẻo cháy máy). Cho đường vào rồi bắc lên bếp. Cho dầu ăn vào lúc hỗn hợp còn long (cho từ từ 2-4 lần). Đứng canh và quấy đều tay. Nếu quá ướt có thể cho thêm bột bánh dẻo.
Hạt sen. |
Sau khi bột nở thì chia và cân bột theo tỷ lệ nhân-vỏ bánh (ở trên). Ví dụ bánh 200g thì cân cục bột 70g.
Vo cục bột cho tròn và nén, sau đó dùng cây cán bột cán cục bột cho dàn trải ra. Cho cục nhân vào giữa rồi bao bột xung quang nhân. Lưu ý chỗ nào là đế bánh thì cho bột dày thêm một chút. Tạo hình xong thoa bột áo vào cục bột rồi ấn vào khuôn, dùng tay đè mạnh xuống dàn đều bột trong khuôn, nếu là khuôn gỗ thì gõ 2 đầu khuôn thì bánh sẽ long ra. Nếu khuôn lò xo thì đè lò xò nén lại (vài lần) rồi thả ra.
Nhân trứng sữa dừa. |
Nhân trứng thập cẩm. |
Cán bột làm vỏ bánh. |
Vỏ bánh sắp thành hình bánh. |
Dùng khuôn tạo hình bánh. |
Tạo hình con heo: vo bột và nhân cho tròn đều. Dùng 2 hạt đậu đen làm mắt, vo bột tạo hình tai, mũi, miệng, heo.
Bánh hình con heo. |
Bánh hình ô tô. |
Bánh nướng heo con. |
Nướng 200 độ để ngăn cuối cùng khoảng 5 phút rồi chuyển lên ngăn giữa và tắt lửa dưới chỉ để lửa trên nướng khoảng 10 phút thấy bánh hơi vàng. Sau đó lấy ra xịt nước phun sương vào bánh rồi cho bánh ấm ấm thì phết trứng (lòng đỏ trứng vịt và một chút nước) lên mặt bánh cho vào lò ngăn giữa nướng lửa trên khoảng 15 phút nữa, quan sát thấy thành bánh vàng là bánh chín. Nếu làm bánh nhỏ thì rút bớt thời gian nướng lại một chút.
Lưu ý: nướng các loại bánh thời gian đầu có thể bỏ đi đâu đấy nhưng thời gian gần cuối phải đứng canh bánh, trừ khi làm nhiều lần đã quen với thời gian nướng loại bánh đó.
Bánh heo con vô cùng bắt mắt sau khi nướng. |
Bánh nướng. |
Quệt lòng đỏ trứng gà. |
Bánh vàng ươm đều màu sau khi nướng. |
Bánh nướng sau khi nướng xong phải để nguội hoàn toàn mới bắt đầu đóng gói vào túi kín. Khi đóng gói phải có túi hút ẩm để tránh ẩm mốc.
Bánh nướng có hạn sử dụng trong vòng 1 tuần kể từ ngày nướng xong nhé. Nếu để lâu các bạn có thể bảo quản tủ lạnh, tuy nhiên như vậy vỏ bánh sẽ khô cứng, bánh không còn ngon nữa.
Bánh dẻo sau khi đóng bánh xong là có thể đóng túi kín luôn. Cũng cần phải có túi hút ẩm nữa nhé. Hạn sử dụng của bánh dẻo là 4 ngày kể từ ngày đóng bánh. Nếu muốn để lâu các bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh 1 tuần.
Chú ý không dùng túi zip kéo để bảo quản bánh, dùng túi hàn miệng để không khí không lọt vào bên trong.
Gặp gỡ bà mẹ trẻ làm bánh trung thu handmade đẹp mắt khiến chị em đứng ngồi không yên "Khi bạn chính tay làm những chiếc bánh trung thu, bạn sẽ hiểu rằng bạn đang gửi gắm vào đó biết bao tình cảm yêu ... |
Mẹ trẻ hai con 'bắt tay' sinh viên Bách khoa làm bánh trung thu homemade truyền thống mà độc đáo Dù mới khởi nghiệp với nghề làm bánh được gần hai tháng nay, nhưng chị Nguyễn Thanh Hương và bạn Nguyễn Thị Hồng, sinh viên ... |
Lối sống 02:32 | 03/10/2017
Giải trí 04:09 | 01/10/2017
Giải trí 02:30 | 30/09/2017
Lối sống 23:29 | 26/09/2017
Lối sống 11:31 | 26/09/2017
Lối sống 08:58 | 26/09/2017
Lối sống 00:55 | 25/09/2017