Chị Trang hiện tại đang sinh sống và làm việc tại Đà Lạt. Chị sinh bé vào năm 2018 và đặt tên ở nhà cho con là Chu Đậu Đậu. Lần đầu làm mẹ dù có nhiều bỡ ngỡ nhưng chị Trang luôn dành thời gian, cố gắng nỗ lực hết mình để bé luôn được vui vẻ, phát triển toàn diện.
Cùng trò chuyện với chị Trang để có thêm kinh nghiệm cho con ăn dặm theo phương pháp Nhật:
- Chào chị, chị có những lý do gì khi quyết định cho con ăn dặm kiểu Nhật?
Thật ra mình không cho con ăn hẳn kiểu Nhật hoàn toàn, ăn kiểu Nhật chỉ là một trong ba kiểu mình lên kế hoạch cho con ăn. Mình chọn mở đầu quá trình ăn dặm bằng ăn dặm kiểu Nhật cũng có rất nhiều lí do:
Mình nghiên cứu các kiểu ăn dặm thì hầu hết đều được khuyên cho ăn lúc 6 tháng. Nhưng đến 6 tháng mình lại đi làm, sợ lúc đó mẹ rối con cũng rối, không cho con vào nề nếp ăn ngoan được. Ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) thì có thể bắt đầu từ 5 tháng với rất nhiều thực phẩm Nhật bổ trợ nên mình chọn phương pháp này để bắt đầu cho con.
Một điều nữa mình thích ở ADKN là mình có thể cho con nếm được vị của tất cả các loại thức ăn, biết con thích gì, không thích gì, có dị ứng với thực phẩm nào không. Đây là tiền đề rất tốt để mình triển khai BLW cũng như ăn dặm truyền thống về sau.
Bên cạnh đó việc trữ thức ăn bằng cách làm đông lại rất tiện dụng, hiện tại mình vẫn ở nhà nhưng một tuần mình chỉ nấu thức ăn 2 lần rồi trữ đông, mỗi lần nấu chỉ là hấp/luộc rồi rây, vừa nhanh chóng, lại không lích kích.
Một lý do cũng rất nhỏ nữa là mình thích nấu nướng, bày biện trang trí cho bữa ăn của con, thể hiện sự nghiêm túc cũng như hi vọng vào từng bữa ăn mình mang đến cho con.
- Trước khi bắt đầu cho con ADKN, chị đã chuẩn bị những dụng cụ gì để chế biến và lưu trữ đồ ăn?
Trước khi cho con ăn dặm, mình nghiên cứu rất lâu, có rất nhiều dụng cụ chế biến từ đơn giản đến phức tạp, từ rẻ tiền đến đắt tiền, từ hàng nội đến hàng ngoại. Ngụp lặn tìm kiếm gần 2 tháng thì mình chốt được những dụng cụ sau cần thiết cho mình:
Bộ cối và chày: dùng để giã nát rau củ, từ đó rây rau củ dễ hơn rất nhiều.
Một cái rây: dùng để rây mịn thức ăn.
Một nồi nhỏ: dùng để luộc rau củ.
Một bình ủ cháo: vì mình rất vụng trong việc nấu cháo, nấu mấy lần toàn gạo ra gạo nước ra nước nên mình chọn cách nấu cháo bằng bình ủ, thành công 100% cho ra cháo sánh đặc và rất nhuyễn mịn.
Hộp và khay trữ đông có nắp: dùng để trữ đông củ quả rây, cháo và nước dashi.
Một cái kéo để cắt rau nhỏ rồi luộc
Tất cả các dụng cụ nấu đồ ăn cho con mình đều rửa và để trong khay riêng của bé, tránh lây vi khuẩn chéo với dụng cụ nấu cho gia đình.
- Mọi người thường e ngại việc cho ocn ăn dặm kiểu Nhật vì chế iến khá mất công, lại phải mua nhiều đồ đạc vật dụng tốn kem, mua đồ ăn cũng tốn nhiều chi phí, quan điểm của chị như thế nào?
Như mình nêu các dụng cụ ở trên, mình không hề thấy nhiều hay phức tạp. Mọi người nhìn vào bữa ăn thấy rườm rà nên nghĩ chế biến cũng rườm rà, thực chất ADKN chế biến rất gọn và nhanh. Phải bắt tay vào liệt kê dụng cụ, phải hình dung được quá trình nấu thì mới hiểu được nó, hiểu rằng nó không hề khó, không hề phức tạp.
Về vấn đề mua đồ ăn, chỉ là rau củ quả đơn giản, mình thường hay lấy đồ của gia đình, có gì nấu nấy, thỉnh thoảng đổi món cho bé bằng các gói ăn dặm chế biến sẵn của Nhật. Mình thấy không tốn kém là bao.
- Nhiều mẹ thích cho con ăn dặm truyền thống để bổ sung đầy đủ chất hoặc BLW để con ăn thô sớm, thành thạo và cho rằng, ăn dặm kiểu Nhật mẹ mất công nhưng con không ăn được nhiều, con thường còi hơn, chị nghĩ như thế nào?
Mình không nghĩ như thế, bé có cả cuộc đời để ăn, để hấp thụ thức ăn, nhưng một năm đầu này việc uống sữa rất quan trọng, cho ăn quá nhiều sẽ dẫn đến việc bé chán uống sữa. Hơn nữa mình quan niệm rằng, ăn dặm chỉ là giới thiệu thức ăn cho con, tập cho con ăn chứ không phải muốn con ăn thật nhiều để mập. Và hấp thụ được hay không còn tùy thuộc vào thể trạng cơ địa của bé không thể nào đổ hết cho ăn dặm được.
- Thời gian đầu cho con ăn dặm kiểu Nhật cần chú ý những gì trong cách chế biến, lưu trữ đồ ăn để giữ được nhiều chất dinh dưỡng cho con?
Trong thời gian đầu cho ăn thì mình cần chú ý các điểm sau:
Chọn các loại thực phẩm có thể chế biến mềm, mịn cho trẻ dễ tiêu hóa.
Tận dụng vị ngọt tự nhiên của nguyên liệu (không sử dụng gia vị). Về nguyên tắc, đồ ăn dặm của trẻ có vị nhạt. Khi mới bắt đầu không cần thêm gia vị vào đồ ăn. Cố gắng chế biến giữ được hương vị tự nhiên của nguyên liệu.
Để đồ ăn âm ấm như nhiệt độ cơ thể. Trẻ vẫn bú sữa mẹ và sữa bình bằng nhiệt độ cơ thể, do vậy khi chế biến đồ ăn dặm cũng nên để âm ấm như nhiệt độ sữa để trẻ dễ ăn.
Tất cả các dụng cụ chế biến, trữ đông đồ ăn cần được tiệt trùng trước lần đầu sử dụng và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần dùng.
Trữ đông trong tủ lạnh thì nên dùng khay, hộp có nắp.
Tốt nhất chỉ nên trữ đông và dùng từ 7 ngày trở lại.
- Thời gian đầu cho con ăn dặm kiểu Nhật cần chú ý những gì trong cách chế biến, lưu trữ đồ ăn để giữ được chất dinh dưỡng cho con?
Sau một thời gian ăn dặm kiểu Nhật mình thấy ưu điểm thực tế của phương pháp này là mình biết được nhóc nhà mình thích ăn gì không thích ăn gì, vì bé được nếm vị nguyên chất của thức ăn chứ không phải là trộn thành một tô như kiểu truyền thống. Từ đó mình có thể điều chỉnh thực đơn cho bé, bé không thích món nào mình sẽ cố gắng cho bé ăn nhiều hơn, không để bé ăn lệch hay chỉ tập trung vào một món bé thích, dẫn đến tình trạng thiếu chất sau này.
Bên cạnh đó mình thấy ADKN cũng hỗ trợ một phần nào phát triển tư duy trí não của bé thông qua các bát ăn đầy màu sắc. Mình để ý quan sát thì thấy bé nhà mình qua vài muỗng có thể ghi nhớ được mùi vị thức ăn nằm ở bát nào bát nào trong 3 bát đặt trước mặt. Nếu bé không thích bát nào, mình múc từ bát đó lên bé sẽ không mở miệng ăn và ngược lại.
- Cảm ơn chị nhiều vì đã chia sẻ những thông tin hữu ích.
XEM THÊM
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 30 ngày đầu tiên của em bé Sài Gòn
Chị Nguyễn Thị Bảo Thi (Tp. HCM) chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho con bởi phương pháp này khuyến khích các kĩ năng ... |
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật đủ món ngon của bà mẹ ở nhà chăm con toàn thời gian
Vì ở nhà toàn thời gian nên chị Bích Hằng (25 tuổi) dành nhiều tâm huyết cho những bữa ăn dặm hàng ngày của con. |
Mẹ 2 con chia sẻ thực đơn ăn dặm cho bé trên 9 tháng tuổi
Những món ăn dặm cho con của chị Trần Thị Mai Sương (26 tuổi, Biên Hòa) không chỉ ngon mắt mà còn đầy đủ chất ... |
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 30 ngày đầu tiên thơm ngon, dễ nấu
Chị Hoàng Oanh (Tp. HCM) chia sẻ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 30 ngày đầu tiên cho con. |
Mẹ 9x chia sẻ bí quyết để con 'hợp tác' trong giai đoạn ăn dặm
Với mỗi người mẹ, giai đoạn ăn dặm là khoảng thời gian đòi hỏi sự kiên nhẫn từ mẹ lẫn con. Chị Bích Vân (25 ... |
Mẹ khéo tay chế biến thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé tăng cân đều đặn mỗi ngày
Vừa giúp con được khám phá nhiều loại thực phẩm, nhiều mùi vị khác nhau, vừa giúp bé tăng cân đều đặn, chị Yến Vi ... |
Lối sống 07:30 | 22/05/2019
Lối sống 19:11 | 04/04/2019
Lối sống 01:10 | 11/10/2018
Lối sống 03:40 | 18/08/2018
Lối sống 07:06 | 15/08/2018
Lối sống 04:19 | 11/08/2018
Lối sống 01:26 | 06/08/2018
Lối sống 08:52 | 24/07/2018