Hiểu biết trước sự gia tăng của bệnh dại

Mùa hè, thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi dễ phát sinh bệnh dại, là khoảng thời gian bệnh dại phát triển mạnh nhất. Chúng ta cần biết cách phòng chống bệnh dại để không ảnh hưởng đến tính mạng.
 
hieu biet truoc su gia tang cua benh dai Dự kiến sẽ có khoảng 231.000 liều vắc xin phòng dại trong tháng 6
hieu biet truoc su gia tang cua benh dai Vắc xin dại khan hiếm do... lạm dụng chích ngừa?

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc-xin phòng dại. Các trường hợp tử vong do bệnh dại do không đi tiêm phòng vắc-xin và gặp chủ yếu ở vùng nông thôn nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắc-xin cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại.

Thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2018, cả nước đã ghi nhận 18 ca tử vong do bệnh dại, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia dịch tễ nhận định, bệnh dại thường tăng cao vào mùa nắng nóng, từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm và gặp ở mọi lứa tuổi.

hieu biet truoc su gia tang cua benh dai
Nếu bị súc vật tấn công, nhiễm dại người bệnh sẽ cầm chắc cái chết. (Ảnh: Dân trí)

Từ những tháng đầu năm đến nay, tại BV Bệnh nhiệt đới, trung bình mỗi tháng có 170 - 270 trường hợp bị chó, mèo cắn được tiêm huyết thanh kháng virus dại SAR và khoảng 200 - 800 người được tiêm vaccine phòng bệnh dại Verorab. Trong khi đó, mỗi ngày Viện Pasteur TPHCM tiếp nhận 800-1.200 người dân đến tư vấn và tiêm vaccine phòng dại, tăng hơn gấp đôi so với ngày thường.

Bệnh dại diễn ra tại nhiều địa phương

Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi với nguồn truyền bệnh chính là chó - vật nuôi trong nhiều gia đình.

Bộ Y tế cho biết, năm 2018 sẽ đề ra mục tiêu giảm 15-20% số người tử vong do bệnh dại so với số tử vong trung bình của giai đoạn 2011-2015 (92 ca); giảm 15-20% số tỉnh có nguy cơ cao về bệnh dại trên người so với giai đoạn 2011-2015. Hiện có 16 tỉnh có nguy cơ cao về bệnh dại (tức là trong 1 năm có từ 5 người bị tử vong do bệnh dại trở lên).

Tính đến ngày 15/04, Tỉnh Lào Cai ghi nhận 3 trường hợp bị chó dại cắn dẫn đến tử vong. Đó là trường hợp của bé H.M.T (6 tuổi, trú tại Kim Sơn, Bảo Yên, Lào Cai), anh V.A.D (30 tuổi, người dân tộc H’Mông, trú tại Phong Niên, Bảo Thắng, Lào Cai), bé M.A.P (9 tuổi, trú tại San Xả Hồ, Sa Pa, Lào Cai). Cả 3 trường hợp đều chủ quan không tiêm phòng đúng quy định dẫn tới phát bệnh không thể cứu chữa được.

Còn tại tỉnh Hòa Bình, trong quý I năm 2018, toàn tỉnh có 467 người bị chó mèo cắn; 15 người bị cắn vào vùng đầu, mặt, cổ; 69 người bị cắn vào tay, 347 người bị cắn vào chân. Về mức độ vết thương, 32 người ở mức độ I (không bị tổn thương), 393 người ở mức độ II (tổn thương trên da, niêm mạc), 42 người ở mức độ III (tổn thương nguy hiểm). Tính trong 4 tháng đầu năm, tỉnh Hòa Bình có 2 người tử vong vì bệnh dại sau khi bị chó cắn.

Tại khu vực Tây Nguyên, thời gian qua, tình hình tử vong do bệnh dại tăng cao đột biến. Theo số liệu từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, năm 2017 tại Tây Nguyên có 9 ca tử vong do bệnh dại; riêng 3 tháng đầu năm 2018 đã có 6 ca tử vong do bệnh dại, trong đó tỉnh Kon Tum có 4 ca, 2 ca còn lại tại tỉnh Đắk Lắk.

Chia sẻ trên Báo Lao động Thủ đô, PGS. TS Đinh Kim Xuyến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng vắc xin và sinh phẩm y tế, Nguyên Phó Chủ nhiệm Chương trình phòng chống bệnh dại cho biết: Chó luôn được coi là con vật thông minh, thân thiện, có nhiều lợi ích trong đời sống con người. Nhưng khi người dân nuôi chó không có những kiến thức cơ bản về bệnh do chó gây nên, chó sẽ chính là “công cụ giết người tiềm ẩn”. Bên cạnh các nguồn lây bệnh hoang dã từ động vật ăn thịt như khỉ, cáo, chồn, sóc, dơi… thì chó nuôi là con vật chính truyền bệnh dại cho người, chiếm đến trên 96%, mèo chỉ chiếm 3 – 4 %.

Chó khi bị dại thường có biểu hiện bất thường, điển hình như: Trở nên rất hung dữ, mắt long sòng sọc, chảy nhiều dớt dãi… Có những trường hợp, chó lại ủ rũ, không ăn uống, nằm góc tối hoặc có thể bị tiêu chảy. Khi đó, virus dại được bài tiết qua tuyến nước bọt của con chó bị bệnh. Vô tình qua vết cắn, vết cào, vết xước trên da và niêm mạc, người và một số con vật khác có thể bị lây nhiễm bệnh.

hieu biet truoc su gia tang cua benh dai
(Ảnh: Báo mới)

Bệnh dại chưa có thuốc đặc trị, tuy nhiên có thể phòng, điều trị dự phòng bằng vaccine và huyết thanh kháng dại. Trong đó, tiêm vaccine phòng bệnh dại kịp thời là biện pháp hiệu quả để phòng chống bệnh dại ở người.

Lưu ý về tiêm vaccine phòng dại

- Nếu vết cắn nhẹ vào chân thì theo dõi con vật sau 15 ngày, nếu vẫn bình thường thì không cần tiêm vaccine. Còn nếu không theo dõi được con chó thì nên tiêm phòng.

- Khi bị cắn ở vùng đầu, mặt, cổ, đầu chi…dù vết cắn nhẹ cũng phải tiêm cả vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại.

- Nếu đến cơ sở y tế muộn sau khi chó cắn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng, vì thế chỉ tiêm vaccine. Khi tiêm vaccine dại phải tiêm đủ liều theo quy định và tuân thủ đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn.

hieu biet truoc su gia tang cua benh dai
(Ảnh: vietnamplus)

Để chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:

- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.

- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine. Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

Cách sơ cứu khi bị chó, mèo cắn

- Khi bị chó, mèo cắn nên rửa thật kỹ vết thương bằng xà phòng và các chất sát khuẩn để diệt virus dại; băng ép cầm máu nếu chảy máu nhiều.

- Tuyệt đối không nặn máu vì sẽ làm vết thương trầm trọng hơn. Còn nếu không chảy máu thì không nên băng quá kín.

- Sau đó đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

hieu biet truoc su gia tang cua benh dai Hết vắc xin ngừa dại, người bị chó mèo cắn phải làm gì?

Cả 2 loại vắc xin ngừa dại do Pháp và Ấn Độ sản xuất hiện đã hết hàng, nguy cơ nhiễm bệnh, tử vong vì ...

hieu biet truoc su gia tang cua benh dai Người phụ nữ cả đời buôn chó bị chó dại cắn chết

Từ đầu năm 2018 đến nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận 3 nạn nhân bị chó dại cắn nhưng đều ...

hieu biet truoc su gia tang cua benh dai Đừng lơ là khi bị chó cắn

Bệnh dại vô cùng nguy hiểm. Khi phát bệnh, cả người và động vật đều tử vong với tỉ lệ gần như 100%. Tuy nhiên, ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.