[Kì 2] Từ ‘vòng kim cô’ siết chân bà Mạnh Vãn Chu tới lệnh cấm của Mỹ: Huawei đang làm chủ công nghệ 5G trên sự cộng sinh?

Từ ‘vòng kim cô’ siết chân bà Mạnh Vãn Chu tới lệnh cấm của Mỹ: Huawei đáng sợ thế nào?

Lệnh cấm của Mỹ đang khiến Huawei trật quẻ? 

Không chỉ lớn mạnh nhờ nguồn nhân lực kĩ thuật giá rẻ và các hợp đồng kinh tế béo bở với Chính phủ Trung Quốc, trong thời gian qua, Huawei cũng đã tập trung rất nhiều vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ (R&D).

CEO Huawei nói rằng, việc trở thành một công ty tư nhân cho phép Huawei đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực R&D. 

Hiện có khoảng gần 80.000 người, tức một nửa số nhân viên Huawei trên toàn cầu đang làm việc trong các phòng thí nghiệm R&D trên toàn thế giới. Con số 15-20 tỉ USD cũng là số tiền mà gã khổng lồ này "đốt" vào các hoạt động R&D mỗi năm.

tu-vong-kim-co-siet-chan-ba-manh-van-chu-toi-lenh-cam-cua-my-huawei-dang-lam-chu-cong-nghe-5g-tren-su-cong-sinh-1

Hiện có khoảng gần 80.000 người, tức một nửa số nhân viên Huawei trên toàn cầu đang làm việc trong các phòng thí nghiệm R&D trên toàn thế giới. (Ảnh: AFP).

Và tập trung vào việc biến nghiên cứu thành các sản phẩm có thể bán được, Huawei có lợi thế khi đem so sánh với Cisco hay Google, theo Henning Schulzrinne, cựu kĩ sư trưởng tại Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ. 

Cách tổ chức nghiên cứu của công ty "được kết hợp hiệu quả với quá trình phát triển sản phẩm", cho phép Huawei nhanh chóng đưa các thành tựu nghiên cứu ra thị trường, theo lời Schulzrinne.

Đặc biệt hơn nữa, Huawei đã trở thành kẻ dẫn đầu trong cuộc đua công nghệ quan trọng nhất thế giới: mạng di động thế hệ thứ 5. 

Không giống như 3G hay 4G, chỉ cung cấp cho người dùng khả năng gửi văn bản, lướt web trên điện thoại, cùng lắm là phát video trực tuyến, công nghệ 5G hứa hẹn sẽ cách mạng hóa toàn bộ nền kinh tế toàn cầu.

Và có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại của Trung Quốc, thị phần và năng lực công nghệ ngày càng lớn mạnh của Huawei đang đặt quốc gia này ở vị trí có thể làm chủ công nghệ của thế hệ tương lai.

Tuy nhiên, mọi sự đang có chiều hướng nguy hiểm khi lệnh cấm của Mỹ khiến Huawei bị tổn thất nặng, nếu không nói có thể ảnh hưởng thời cuộc. 

Lệnh cấm của Mỹ tác động lên công nghệ 5G của Huawei như thế nào? 

Khi mạng 3G và 4G được xây dựng, Huawei đã hụt hơi trong cuộc đua với các đối thủ của mình như Ericsson và Nokia. Tuy nhiên, giờ đây, tình thế đã bị đảo ngược, Huawei đã nắm trong tay nhiều bằng sáng chế liên quan đến 5G hơn bất kỳ công ty nào khác, theo IPlytics, một công ty có trụ sở tại Đức cho biết.

Điều đó có nghĩa là các công ty khác sẽ phải trả tiền cho Huawei để sử dụng các thành phần quan trọng nhất của công nghệ 5G.

tu-vong-kim-co-siet-chan-ba-manh-van-chu-toi-lenh-cam-cua-my-huawei-dang-lam-chu-cong-nghe-5g-tren-su-cong-sinh-2

Lệnh cấm Huawei của Mỹ có thể khiến thương hiệu này tổn thất nặng trong việc đi ra thế giới với công nghệ 5G. (Ảnh: FP)

Với kết quả này, Huawei giờ đây đã có thể tự tạo ra luật lệ cho cuộc chơi 5G theo cách nó hoàn toàn muốn, điều mà trước đây công ty Trung Quốc này không bao giờ nghĩ đến.

Trong những năm qua, cứ sau vài tháng, các kỹ sư viễn thông của Huawei sẽ thường tập hợp lại để bàn luận về những tiêu chuẩn sẽ chi phối tất cả các khía cạnh công nghệ 5G của thế giới trong tương lai.

Huawei hiện đang là công ty viễn thông đóng góp nhiều nhất và tiến xa nhất so với các công ty khác trên thế giới về công nghệ 5G – Iplytics nhận xét.

Trên con đường đó, Huawei đang ngày một tiến xa mà trong tương lai gần, khó có thể có công ty nào đuổi bắt kịp.

Huawei đã thử nghiệm thành công công nghệ 5G của mình ở tần số thấp, cho vùng phủ sóng rộng hơn và tần số cao giúp đẩy tốc độ tải dữ liệu tối ưu. Đầu năm nay, Huawei đã ra mắt chipset và các thiết bị thông minh trong nhà do chính họ thiết kế để biến 5G trở thành một phần của cuộc sống.

Huawei cho biết họ hiện có 30 hợp đồng triển khai mạng 5G trên toàn thế giới, với hàng chục quốc gia khác sắp kí hợp đồng.

tu-vong-kim-co-siet-chan-ba-manh-van-chu-toi-lenh-cam-cua-my-huawei-dang-lam-chu-cong-nghe-5g-tren-su-cong-sinh-3

Huawei giờ đây đã có thể tự tạo ra luật lệ cho cuộc chơi 5G theo cách nó hoàn toàn muốn, điều mà trước đây công ty Trung Quốc này không bao giờ nghĩ đến. (Ảnh: Cnet).

Công nghệ 5G sẽ trở thành hệ thống thần kinh trung ương của nền kinh tế toàn cầu thế kỉ 21 và nếu Huawei tiếp tục phát triển đi lên thì Bắc Kinh, chứ không phải Washington, sẽ trở thành đầu não của thế giới.

Chính quyền ông Trump lo ngại rằng, vai trò ngày càng cao của Huawei trong hệ thống mạng viễn thông toàn cầu có thể cho phép Bắc Kinh sử dụng quyền kiểm soát để theo dõi, gián điệp các quốc gia khác hoặc đánh cắp bí mật thương mại của họ.

Lãnh địa 5G của Huawei đã trở thành chiến trường địa chiến lược về chính trị, kinh tế giữa Hoa Kì và Trung Quốc - Tim Ruhlig thuộc Viện các vấn đề quốc tế của Thụy Điển, chia sẻ.

Cuối tháng trước, một báo cáo quan trọng từ cơ quan An ninh của Anh cũng đã làm dấy lên lo ngại rằng Huawei có thể là một "cánh tay nối dài" của Chính phủ Trung Quốc. Báo cáo cho biết, các phần mềm và hệ thống an ninh mạng trên các thiết bị của Huawei đã bị bở ngỏ cho các hoạt động tin tặc.

Tuy nhiên, báo cáo này cũng đổ lỗi cho những kĩ thuật cẩu thả và không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy các lỗ hổng được tạo ra và chi phối bởi chính quyền Trung Quốc. Do đó, Anh đã tạm dừng lệnh cấm hoàn toàn các thiết bị viễn thông của Huawei – vốn được ban hành từ trước đó.

tu-vong-kim-co-siet-chan-ba-manh-van-chu-toi-lenh-cam-cua-my-huawei-dang-lam-chu-cong-nghe-5g-tren-su-cong-sinh-4

Và mặc cho "vòng kim cô" của Mỹ đang ngày càng siết chặt lấy Huawei, gã khổng lồ Trung Quốc vẫn tự tin khẳng định rằng mình sẽ sống tốt. (Ảnh: Reuters).

Mặt khác, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã có vẻ như đang chùn bước trước chiến dịch toàn cầu nhằm cô lập Huawei.

Trong khi một số đồng minh thân cận như Nhật và Úc đã "cấm cửa" các thiết bị của Huawei theo lệnh cấm của Mỹ thì các quốc gia khác vẫn đang xem xét điều đó. Vương Quốc Anh cũng giống như Đức, vẫn đang cân nhắc ý nghĩa địa chính trị của việc mua thiết bị viễn thông Huawei.

Những quốc gia khác như Thái Lan, Hàn Quốc lại đang đẩy mạnh việc hợp tác với Huawei trong triển khai 5G. Một quốc gia tỉ dân khác là Ấn Độ - con bài mà Hoa Kì muốn sử dụng làm đối trọng với Trung Quốc, hiện cũng đang phản đối các cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào Huawei.

Tháng 12 năm ngoái, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã ra lệnh bắt giữ Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của Huawei và là con gái của Nhậm Chính Phi, với tội danh đánh cắp công nghệ Mỹ và lừa đảo về hoạt động kinh doanh của công ty ở Iran. Hiện bà Chu đang được giam lỏng tại Canada, chờ bị dẫn độ về Mỹ xét xử.

ki-2-tu-vong-kim-co-siet-chan-ba-manh-van-chu-toi-lenh-cam-cua-my-huawei-dang-lam-chu-cong-nghe-5g-tren-su-cong-sinh

Và mặc cho "vòng kim cô" của Mỹ đang ngày càng siết chặt lấy Huawei, gã khổng lồ Trung Quốc vẫn tự tin khẳng định rằng mình sẽ sống tốt.

Bỏ lại đằng sau tất cả những mối lo lắng về sự thống trị bất ngờ của Huawei trong làng công nghệ thế giới, một câu hỏi đơn giản đặt ra là: Làm thế nào một công ty tư nhân khiêm tốn của Trung Quốc, khởi nghiệp với việc nhập khẩu các thiết bị viễn thông từ 3 thập kỉ trước đã nổi lên như một thương hiệu công nghệ quan trọng bậc nhất của thế giới và khiến một cường quốc như Mỹ phải run sợ?