‘Kích cầu du lịch không nên nhỏ nhoi quá, đã làm thì làm lớn, có tiếng vang’

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nói như vậy về kích cầu du lịch sau dịch Covid-19.

Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19

Báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, dịch Covid-19 ảnh hưởng nên 4 tháng đầu năm 2020, lượng khách đến địa phương ước đạt 940 nghìn lượt, giảm 60% so với cùng . Khách lưu trú ước đạt 426 nghìn lượt, giảm 44,95%. 

Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 2.079 tỉ đồng, giảm 73% so với cùng . Tổng thiệt hại về doanh thu từ du lịch 4 tháng đầu năm 2020 ước khoảng 2.250 tỉ đồng.

‘Kích cầu du lịch không nên nhỏ nhoi quá, đã làm thì làm lớn, có tiếng vang’ - Ảnh 1.

Tại Đà Nẵng, du lịch là một trong những ngành chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch Covid-19. Phần lớn các khách sạn, homestay, nhà nghỉ trên địa bàn Đà Nẵng tạm thời đóng cửa. (Ảnh: Chu Lai).

Trong khi đó, tại Đà Nẵng, du lịch là một trong những ngành chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch Covid-19. Phần lớn các khách sạn, homestay, nhà nghỉ trên địa bàn Đà Nẵng tạm thời đóng cửa, đặc biệt ngành lưu trú chỉ phục vụ lượng nhỏ khách đang lưu trú do không thể di chuyển hoặc về nước vì buộc phải cách li để phòng dịch.

Số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ ước tính 4 tháng ước đạt 1.177 nghìn lượt khách, trong đó, khách quốc tế ước đạt 471,3 nghìn lượt, giảm 45,3%; khách trong nước ước đạt 705,7 nghìn lượt, giảm 48,6%. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống 4 tháng ước đạt 3.711,2 tỉ đồng giảm 41,4% so với cùng năm 2019.

Trên địa bàn thành phố có 409 đơn vị kinh doanh lữ hành; 968 cơ sở lưu trú du lịch, 4.694 hướng dẫn viên, tuy nhiên do tình hình dịch Covid-19 nên hiện nay có nhiều doanh nghiệp du lịch đang tạm dừng hoạt động.

Hai thị trường khách lớn nhất là Hàn Quốc và Trung Quốc tính đến tháng 3 đã giảm 90-100% lượng khách do việc tạm dừng toàn bộ các đường bay trực tiếp thường kì và thuê chuyến đến Đà Nẵng.

Tổng thiệt hại trực tiếp của ngành du lịch Đà Nẵng dự kiến trong Quí I/2020 khoảng hơn 1.859 tỉ đồng, lũy kế đến Quí II/2020, dự kiến tổng thiệt hại là 5.672 tỉ đồng

Kích cầu du lịch không nên nhỏ nhoi quá, đã làm thì làm lớn, có tiếng vang

Trước tình hình ngành du lịch tỉnh nhà bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ đã làm việc với các ngành liên quan nhằm kịp thời phục hồi, kích cầu phát triển du lịch tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ

(Ảnh: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế).

Theo ông Phan Ngọc Thọ, việc đánh giá đúng thực trạng, đề ra các giải pháp, gói hỗ trợ doanh nghiệp du lịch để thực hiện các chương trình kích cầu, phục hồi và phát triển ngành du lịch trở lại là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Đề ra các giải pháp là căn cứ để tỉnh phân công nhiệm vụ cho các ngành, đơn vị liên quan cùng phối hợp thực hiện, đảm bảo phục hồi và phát triển ngành du lịch tỉnh nhà một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Đề án phục hồi kích cầu phát triển du lịch mà ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa ra trong thời gian tới là sẽ tập trung vào các giải pháp như kiến nghị với Trung Ương triển khai các cơ chế, gói hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, giá điện, thời gian nộp bảo hiểm xã hội; giảm chi phí cho các hãng bay tại sân bay Phú Bài...

Triển khai các chương trình kích cầu du lịch như tổ chức Hội nghị lữ hành toàn quốc trong tháng 5/2020 để kết nối với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú và dịch vụ du lịch; giảm giá vé tham quan các điểm di tích; tặng các sản phẩm dịch vụ kèm theo tại cơ sở lưu trú; tổ chức liên kết các nhà cung cấp dịch vụ trong tỉnh liên kết với nhau để hình thành, cung cấp các combo, chương trình, sản phẩm trọn gói hấp dẫn, giá cả ưu đãi cho khách đến Thừa Thiên Huế;

Tổ chức các lễ hội, sự kiện để thu hút du khách như Festival Huế 2020, Lễ hội Huế - Kinh đô ẩm thực, Lễ hội Huế - Kinh đô áo dài... Triển khai công tác xúc tiến quảng bá tập trung, hiệu quả, trước mắt sẽ tập trung chủ yếu là thị trường khách du lịch nội địa.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế nhấn mạnh: Chính sách hỗ trợ, kích cầu không nên nhỏ nhoi quá, đã làm thì làm lớn, có tiếng vang để xây dựng hình ảnh du lịch. Những giải pháp kích cầu phải thực hiện vào thơi gian phù hợp, tập trung vào 1 thời gian nhất định. Cần thực hiện các nhiệm vụ một cách đồng bộ.

Trong khi đó, tại Đà Nẵng, lãnh đạo UBND thành phố đã giao Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chương trình lễ hội "Tuyệt vời Đà Nẵng 2020" với mục đích tạo hoạt động kích cầu du lịch thành phố sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát.

Lễ hội dự kiến được tổ chức từ tháng 6 đến tháng 9/2020 tại các khu vực bãi biển du lịch (Mỹ Khê, Phạm Văn Đồng, Non Nước, Nguyễn Tất Thành), trung tâm thành phố và các khu, điểm du lịch trên địa bàn.

Lễ hội được chia thành 2 giai đoạn gồm: Tuần lễ cao điểm 7 ngày, từ tuần giữa tháng 7/2020 đến cuối tháng 7/2020 (thời gian cụ thể sẽ đề xuất sau khi Việt Nam công bố hết dịch); các hoạt động, sự kiện diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9/2020 do các ngành, doanh nghiệp tổ chức.

Mục đích của lễ hội nhằm tạo hoạt động kích cầu du lịch thành phố sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát; giới thiệu, quảng bá điểm đến Đà Nẵng với các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên du lịch và quảng bá các sản phẩm du lịch mới, các sản phẩm du lịch đặc sắc của thành phố; kết nối hỗ trợ các doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách du lịch…

‘Kích cầu du lịch không nên nhỏ nhoi quá, đã làm thì làm lớn, có tiếng vang’ - Ảnh 3.

Chợ đêm Helio - một trong nhiều điểm du lịch tại Đà Nẵng rất hút khách nhưng chưa mở lại do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. (Ảnh: Chu Lai).

TP Đà Nẵng cũng đã thành lập quĩ Xúc tiến phát triển du lịch thành phố. Trước mắt, quĩ được hình thành từ đóng góp của các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch lớn trên địa bàn thành phố với mục đích liên kết cộng đồng doanh nghiệp, tạo thêm nguồn lực cho công tác xúc tiến du lịch, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Quĩ sẽ triển khai một số hoạt động như nghiên cứu thị hiếu du khách Ấn Độ và Hồi giáo; phối hợp Sở Du lịch và Hiệp Hội Du lịch triển khai chương trình kích cầu du lịch Đà Nẵng sau dịch bệnh Covid-19; phối hợp Trung tâm Xúc tiến Du lịch tổ chức chương trình giới thiệu du lịch Đà Nẵng tại Úc, xúc tiến đường bay trực tiếp Melbourne – Đà Nẵng…

Theo Tiến sĩ Nuno F. Ribeiro - người phụ trách mảng nghiên cứu về du lịch và khách sạn thuộc Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT Việt Nam, để giảm tác động dịch Covid-19, giúp doanh nghiệp phục hồi thì nên giảm thuế cho doanh nghiệp du lịch và khuyến khích lãnh đạo doanh nghiệp không sa thải nhân viên mà đào tạo lại để họ sẵn sàng quay lại làm việc một khi đại dịch qua đi.

Doanh nghiệp phối hợp với các bộ ngành liên quan chuẩn bị đưa các hoạt động du lịch quay lại từ từ và an toàn.

Cần đa dạng hóa thị trường du lịch chính trong nước vì đại dịch Covid-19 cho thấy rõ ràng rằng việc phụ thuộc vào hai thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ không bền vững về lâu dài.

Học hỏi từ những nơi khác như Bali, Indonesia hay New Orleans (Mỹ), các nơi từng phải đối phó với những thảm họa nghiêm trọng.

Doanh nghiệp bắt đầu dần các chiến dịch marketing nhẹ nhàng sử dụng truyền thông mạng xã hội và quảng cáo nhắm đến khách du lịch tiềm năng hay khách du lịch có khả năng quay trở lại Việt Nam nhưng không thể đến vào thời điểm này.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.