“Đảo của dân ngụ cư” - thuộc dòng phim nghệ thuật của đạo diễn Hồng Ánh. |
Từ năm 2015-2017, số lượng phim Việt ra rạp đã tăng lên đáng kể, doanh thu cũng tăng, nhất là có một số phim tạo được cơn sốt phòng vé, lập kỷ lục doanh thu không thua gì phim “bom tấn” ngoại.
Nhưng so với phim ngoại thì phim Việt vẫn chỉ là “cá nhỏ” so với những con cá mập khổng lồ. Tương lai có thể suy đoán, nền ĐAVN đứng trước nguy cơ bị triệt tiêu, mất thị trường giải trí điện ảnh trong nước.
Tại tọa đàm về Điện ảnh Việt Nam (ĐAVN) - “Thực trạng và một số vấn đề đặt ra hiện nay” do Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội tổ chức vừa qua tại Hà Nội, thực trạng và những thách thức mà các doanh nghiệp ĐAVN đang gặp phải đã được đặt ra và nhìn nhận, tìm ra các giải pháp về chính sách, pháp luật phù hợp cho nền điện ảnh nước nhà.
Thua trên sân nhà
Theo Báo cáo về tình hình thị trường ĐAVN của Hiệp hội phát hành và phổ biến phim VN, thị trường đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ khi doanh thu phòng vé trong mấy năm qua tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân từ 20-25%/năm và là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng điện ảnh cao trên thế giới. 10 năm trở lại đây, nhờ có đầu tư của nước ngoài và các nhà phát hành phim tư nhân trong nước, hệ thống rạp chiếu phim hiện đại theo chuẩn quốc tế được xây dựng tại các thành phố lớn, biến một thị trường chiếu phim lạc hậu trở thành thị trường kinh doanh, phát hành và chiếu phim sôi động, siêu lợi nhuận. Doanh thu chiếu phim hiện nay lên đến hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm nhưng chủ yếu từ phim nước ngoài.
Khu vực điện ảnh nhà nước không thích nghi được với môi trường công nghiệp điện ảnh, gần như thúc thủ, chỉ có vài phim “ăn” được khi hợp tác với tư nhân. Điện ảnh tư nhân được Nhà nước cho mở cửa phát triển từ năm 2000, cho dù là “đại gia” thì tiềm lực chưa đủ mạnh, thậm chí có nhiều điều kiện thiếu và yếu, phim làm nhiều, nhưng “nóng” thị trường thì đếm trên đầu ngón tay. Trong khi đó, các tập đoàn lớn về công nghiệp điện ảnh của nước ngoài vào VN có nền tảng vững chắc với khả năng tài chính lớn, kinh nghiệm kinh doanh có bề dày, và hiện tại có nhiều biểu hiện chèn ép, bóp nghẹt lợi nhuận, thôn tính các doanh nghiệp ĐAVN để thống lĩnh thị trường Việt.
Hiện nay có khoảng 50 doanh nghiệp tại VN thực sự sản xuất phim, trong đó khoảng 15 doanh nghiệp đã sản xuất từ hai bộ phim trở lên. Trước đây cho đến năm 2000, mỗi năm chỉ có từ 5-10 phim Việt được sản xuất, chủ yếu là phim Nhà nước đặt hàng. Từ năm 2004 trở lại đây, khi tư nhân được phép sản xuất phim, thì thị trường phim Việt chủ yếu là phim tư nhân. Năm 2014 sản xuất chừng 25 phim, nhưng sang năm 2015 lên đến 40 phim, năm 2016 tăng lên 60 phim, và trong 10 tháng năm 2017 đã có gần 50 phim được sản xuất. Nhưng doanh thu phòng vé thì vẫn rất khiêm tốn. Phim Hollywood thường thu về từ 50- 60% cho tuần đầu tiên tùy phim, thì phim VN chỉ chiếm khoảng 20-30% thị phần về doanh thu và có thể giảm xuống khoảng 10% trong tình hình hiện tại.
Nguy cơ bị triệt tiêu
Theo Hiệp hội Phát hành và phổ biến phim VN, thị phần chiếu phim tại VN đang nghiêng hẳn về các đơn vị phát hành phim có vốn đầu tư nước ngoài. Trong hơn 50 cụm rạp tại các thành phố lớn như: TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ... rạp chiếu phim có vốn đầu tư nước ngoài chiếm đến khoảng 80%. Việc doanh nghiệp ĐAVN không có hệ thống rạp của mình sẽ vô cùng khó khăn cho các bộ phim được sản xuất ra các rạp, nhất là rạp ngoại. Bởi phải tuân thủ các điều khoản họ đưa ra, mà phần lớn là áp đặt và bị o ép.
Dẫn đầu thị trường hiện nay là hệ thống rạp CGV (Hàn Quốc) đang vận hành 44 cụm rạp có 275 phòng chiếu phủ khắp 15 tỉnh, thành cả nước, thứ hai là Lotte Cinema (Hàn Quốc), với trên 16 cụm rạp, tiếp sau là Platinum (Tập đoàn Multivision từ Indonesia) với 5 cụm rạp. Trong khi đó, các nhà phát hành trong nước có hệ thống cụm rạp tạm đủ sức đối đầu với đối thủ ngoại chỉ có BHD và Galaxy. Mới đây có thêm một đơn vị trong nước gia nhập thị trường kinh doanh rạp chiếu và phát hành phim là Mega GS (hợp tác giữa Saigon Media và Sóng Vàng Group), vừa khai trương cụm rạp đầu tiên tại TPHCM. Nhưng khoảng cách thị phần phát hành phim giữa rạp nội và rạp ngoại này sẽ còn được gia tăng nhanh hơn khi CGV, Lotte Cinema, Platinum đặt mục tiêu tăng lên hàng chục cụm rạp chiếu trong cả nước, dù các công ty sản xuất phim lớn của Việt Nam như BHD, Galaxy, Sóng Vàng phải chuyển sang xây dựng rạp chiếu để không quá bị ép trong quá trình đàm phán đưa phim của mình ra rạp.
Lấy ví dụ, trong tháng 7, chỉ có hai phim Việt: Cô gái đến từ hôm qua và Đời cho ta bao lần đôi mươi cạnh tranh với 21 phim ngoại, tháng 9 thì 3 phim Việt “Chí Phèo ngoại truyện”, “Ngày mai Mai cưới” cùng tác phẩm tình yêu đồng tính “Tao không xa mày” cạnh tranh với 20 phim ngoại, tháng 10 chỉ có 2 phim Việt là “Kẻ trộm chó” và “Chơi thì chịu” cạnh tranh với 20 phim ngoại...
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã tìm được mẹ đi lạc
Khoảng 16h ngày 25/10, đạo diễn của bộ phim "Dạ cổ hoài lang" Nguyễn Quang Dũng đã chia sẻ những dòng thông báo khẩn để ... |
Đạo diễn Đỗ Đức Thành: Những bộ phim để đời và câu chuyện về người cha có con gái bị ung thư máu
Đạo diễn Đỗ Đức Thành - cha đẻ của nhiều phim truyền hình nổi tiếng như "Những ngọn nến trong đêm", "Những giấc mơ dài", "Lập ... |
Cô gái bị ung thư máu tuổi 18 và hành trình chiến đấu với bệnh tật của người cha nổi tiếng
Thông tin đạo diễn Đỗ Đức Thành - cha đẻ của nhiều phim truyền hình nổi tiếng như "Những ngọn nến trong đêm", "Những giấc mơ ... |