Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm vào đúng dịp Tết Nguyên đán?

Việc ăn nhiều món trong dịp Tết Nguyên đán có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm. Vậy làm thế nào để điều trị tại nhà và phòng tránh ngộ độc?
 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm như vi khuẩn, vi rút hoặc do kí sinh trùng gây ra. Đây cũng là lí do chính gây bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể liên quan đến các độc tố tự nhiên hoặc độc tố hóa học như nấm mốc, chất độc và chất ô nhiễm.

Bên cạnh đó, dị ứng cũng là một trong những yếu tố gây bệnh. Một số thực phẩm như các loại hạt, sữa, trứng hoặc hải sản, có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng thực phẩm.

lam gi khi bi ngo doc thuc pham vao dung dip tet nguyen dan
(Ảnh minh họa: Chiara Zarmati)

Các triệu chứng khi ngộ độc thực phẩm

Trong một số trường hợp, ngộ độc có thể bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác nên rất khó để phát hiện. Các triệu chứng và khoảng thời gian để các triệu chứng xuất hiện phụ thuộc phần lớn vào nguồn lây nhiễm, có thể dao động ít nhất từ 1 giờ đến 28 ngày.

Các trường hợp ngộ độc thực phẩm thông thường sẽ xuất hiện ba trong số các triệu chứng sau:

- Đau bụng

- Tiêu chảy

- Buồn nôn, nôn

- Ăn không ngon miệng

- Sốt nhẹ

- Mệt mỏi

- Đau đầu

lam gi khi bi ngo doc thuc pham vao dung dip tet nguyen dan
(Ảnh minh họa: Fotolia/ gballgiggs)

Trong đó, các triệu chứng có khả năng đe dọa tính mạng bao gồm:

- Tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn ba ngày

- Sốt cao trên 38,5oC

- Khó nhìn hoặc khó nói chuyện

Ngoài ra còn có các triệu chứng mất nước nghiêm trọng như khô miệng, bí tiểu, đi tiểu ra máu. Nếu gặp bất kì triệu chứng nào như trên, bạn cần đến bác sĩ để thăm khám ngay lập tức.

Nên làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

lam gi khi bi ngo doc thuc pham vao dung dip tet nguyen dan
(Ảnh minh họa: Cookingclassy)

Khi bị ngộ độc, bạn nên hạn chế những thực phẩm làm từ sữa, đặc biệt là sữa và pho mát, hoặc những món ăn giàu chất béo, có nhiều gia vị hoặc lượng đường cao. Thức ăn cay, đồ chiên rán, đồ uống có chứa cafein, rượu hay thuốc lá chứa ni-cô-tin cũng là những thứ bạn cần tránh.

Thay vào đó, bạn nên lựa chọn những thực phẩm đơn giản, dễ tiêu hóa cho đến khi tình trạng nôn ói và tiêu chảy giảm bớt như: bánh quy mặn, các món ăn có chứa gelatin, chuối, cơm, bột yến mạch, canh gà, khoai tây, rau luộc, bánh mì nướng, soda không chứa caffeine, nước ép trái cây pha loãng, nước uống thể thao...

Làm gì để không bị ngộ độc?

Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, bạn cần chế biến thực phẩm an toàn và tránh ăn những món ăn có khả năng gây ngộ độc, thường xảy ra trong quá trình sản xuất và bảo quản.

Thịt, gia cầm, trứng và động vật có vỏ có thể chứa các yếu tố gây bệnh. Nếu ăn sống những thực phẩm này hoặc không được chế biến đúng cách, hoặc tay và các dụng cụ nhà bếp không được làm sạch sau khi tiếp xúc, ngộ độc thực phẩm hoàn toàn có thể xảy ra.

lam gi khi bi ngo doc thuc pham vao dung dip tet nguyen dan
(Ảnh minh họa: iStock/ Urilux)

Một số thực phẩm khả năng gây ngộ độc thực phẩm bao gồm:

- Sushi và các món ăn làm từ cá không được nấu chín hoặc ăn sống như gỏi cá...

- Thịt nguội và xúc xích không được hâm nóng hoặc nấu chín trước khi ăn

- Thịt bò xay

- Sữa chưa tiệt trùng, phô mai và nước trái cây

- Trái cây, rau quả chưa rửa

Để tận hưởng những ngày nghỉ trong dịp Tết Nguyên đán vui trọn vẹn, bạn cần phải rửa tay trước khi nấu hoặc chạm vào đồ ăn. Luôn đảm bảo thực phẩm được bảo quản đúng cách. Chú ý nấu kĩ các món có sử dụng thịt và trứng.

Những vật dụng tiếp xúc với đồ ăn sống cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng cho đồ chín. Đừng quên rửa kĩ trái cây và rau quả trước khi ăn để tránh bị ngộ độc thực phẩm.

Trao đổi trên Sức khỏe & Đời sống, ThS. Lê Quốc Thịnh cho biết, đối với trường hợp có biểu hiện co giật, rối loạn ý thức thì không gây nôn vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Các trường hợp này cũng như các trường hợp phát hiện các triệu chứng khác lạ hay nặng cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

Không cho bệnh nhân uống bất cứ loại thuốc nào theo lời mách bảo. Các chất độc có tự nhiên trong thực phẩm có khá nhiều loại mà đôi khi chúng ta vô tình gặp phải như các loại cá độc, nấm độc, thức ăn bị ôi thiu… Vì vậy, cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện hoặc trạm y tế gần nhất với các dịch nôn hoặc thức ăn đang dùng để xét nghiệm tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc.

Xem thêm: Những loại thuốc cần 'thủ' sẵn trong nhà khi Tết đến xuân về

lam gi khi bi ngo doc thuc pham vao dung dip tet nguyen dan Những loại thuốc và đồ ăn, thức uống 'kị nhau' cần biết

Không chỉ các loại thuốc có thể tương tác với nhau, chúng cũng có thể tương tác với thức ăn và đồ uống, cũng như ...

lam gi khi bi ngo doc thuc pham vao dung dip tet nguyen dan Một số loại thực phẩm Tết chứa hóa chất độc hại đễ gây ngộ độc

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp tết Nguyên Đán đến gần thì vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm càng được quan ...

lam gi khi bi ngo doc thuc pham vao dung dip tet nguyen dan Nếu không muốn bị ngộ độc, bạn hãy cẩn trọng khi ăn những thực phẩm này

Ngộ độc thực phẩm đang là một mối lo và đặc biệt quan tâm của tất cả mọi người. Để hạn chế được mối nguy này ...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.