Bệnh do thực phẩm gây nên thường được gọi là ngộ độc thực phẩm. Đó là hậu quả của việc ăn đồ bị ô nhiễm, bị hỏng, hoặc có hóa chất độc hại. Các tác nhân gây bệnh có thể được tìm thấy trong tất cả thực phẩm mà con người tiêu thụ. Nấu chín là cách tiêu diệt hầu hết các mầm bệnh, đó là một trong những lời giải thích quan trọng nhất tại sao bạn không nên ăn thực phẩm sống.
(Ảnh: vivoclinic) |
Thịt, sản phẩm từ sữa và trứng thường bị ô nhiễm, do đó phải được làm sạch và luộc trước khi nấu. Các triệu chứng thường gặp nhất của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, đau dạ dày, ăn mất ngon, sốt nhẹ, nhức đầu, tiêu chảy. Ngộ độc thực phẩm nếu nặng sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Bạn nên cẩn trọng khi sử dụng các thực phẩm sau đây.
TRỨNG
Trứng hoặc các thực phẩm chứa trứng sống có nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm salmonella. Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc xảy ra bạn nên nấu chín trứng trước khi ăn. Trứng sống có chứa vi khuẩn salmonella dễ dàng lây lan nhiều nơi. Bạn nên nấu chín trứng để tránh bị ngộ độc thực phẩm và rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với trứng.
(Ảnh: Dailymotion) |
GIÁ ĐỖ KHÔNG CÓ RỄ
Trong quá trình sản xuất giá đỗ, một số người đã lợi dụng tác dụng của thuốc diệt cỏ để phát triển mầm đậu không có gốc. Thuốc diệt cỏ có chứa chất độc hại gây ung thư, dị tật thai nhi và gây đột biến mà khi đưa vào cơ thể chúng gây ra những tác động nghiêm trọng.
Bạn nên chọn mua giá đỗ tại các nơi bán thực phẩm tin cậy; giá đỗ có hình dáng ít mập, không đều nhau, thân không bóng, cong queo.
Ăn giá đỗ bị ngâm hóa chất dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. (Ảnh: Bekhoamanh) |
CÀ CHUA
Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.
Cà chua nếu được giữ trong một thời gian dài ngoài không khí có thể bị hư hỏng. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm. Để đảm bảo rằng vi khuẩn không thể phát triển và nhân lên, hãy rửa cà chua với nước. Nấu kĩ trước khi ăn thay vì ăn sống.
(Ảnh: littleGARDENS) |
MĂNG
Măng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên cẩn thận trước khi ăn. Trong măng có chất xyanua, đây là chất độc trong măng có thể gây ngộ độc cấp tính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Xyanua có trong măng giảm dần khi tiếp xúc với nước.
Do đó khi chế biến măng, bạn nên rửa kĩ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1-2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.
(Ảnh: Vietq) |
SẮN
Sắn cung cấp tinh bột được tiêu thụ nhiều trên toàn thế giới, song các chuyên gia cảnh báo nó sẽ gây hại đến sức khỏe nếu không biết cách chế biến nó.
Sắn sống chứa glucosides cyanogenic kích thích sản xuất hydrogen cyanide rất độc. Chính vì vậy, bạn nên chế biến chín sắn trước khi tiêu thụ bằng bất cứ giá nào. Để hạn chế việc ngộ độc từ sắn bạn nên bóc vỏ sắn trước khi luộc, ngâm với nước sạch để làm giảm bớt chất độc hại. Luộc kĩ sắn trước khi ăn. Không nên ăn sắn vừa mới đào lên.
Nên luộc sắn cho chín kĩ trước khi ăn. (Ảnh: Người lao động) |
HẢI SẢN – ĐỘNG VẬT CÓ VỎ
Động vật có vỏ như hàu, cua, tôm và tôm hùm thường chứa vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm trước cả khi chúng được đánh bắt trong nước. Chúng có chứa vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm nếu không được làm vệ sinh đúng cách trước khi nấu. Bạn cần rửa kĩ, nấu chín để hạn chế việc bị ngộ độc.
(Ảnh: Healthplus) |
RAU MUỐNG
Rau muống là loại rau đứng đầu về nguy cơ nhiễm độc chì trong tất cả các loại rau ăn lá. Nguyên nhân là trong quá trình trồng, rau muống thường bị phun nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu. Trẻ em ăn nhiều ra muống sẽ có nguy cơ bị ngộ độc chì như nôn mửa, co giật, ảnh hưởng tới trí não của trẻ. Các loại rau muống nhiễm chì thường có thân to hơn bình thường, lá màu xanh đen do hấp thụ nhiều kim loại nặng, sau khi luộc, rau có màu xanh nhạt, khi nguội thì nước chuyển sang màu xanh đen và có kết tủa đen.
Để hạn chế việc bị ngộ độc do rau muống gây ra, bạn nên chọn lựa chọn rau có nguồn gốc rõ ràng, không trồng ở nơi môi trường bị ô nhiễm. Trước khi nấu nên rửa sạch bằng nước nhiều lần và đun kĩ.
(Ảnh: Dgreen Vietnam) |
THỊT ĐỎ
Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn phổ biến nhất như Salmonella, E. coli và Listeria thường có trong thịt bò, thịt cừu, thịt lợn và một số loại thịt đỏ khác. Vì vậy, nếu thịt nấu chưa chín kĩ, các vi khuẩn này chưa bị tiêu diệt thì sẽ có cơ hội gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể người. Điều này có thể đặc biệt nguy hiểm với trẻ em, người già và phụ nữ đang mang thai vì những đối tượng này có hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu hơn.
(Ảnh: Hello Bacsi) |
RAU SỐNG
Rau sống khi được sử dụng trực tiếp đều tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe con người. Nguyên nhân là do bên cạnh việc tồn tại trong cơ thể động vật, vi khuẩn e.coli cũng có thể dễ dàng xâm nhập vào môi trường nước bao gồm: sông, hồ, ao, thậm chí cả nước sinh hoạt. Sau đó, các loại rau lại được tưới bằng thứ nước nhiễm khuẩn này.
Bạn nên lưu ý lựa chọn các cơ sở rau quả có chất lượng và rửa sạch chúng bằng nước muối trước khi sử dụng.
(Ảnh: Xadoga1) |
Bác sĩ nhấn mạnh: 3 loại thực phẩm nguy hiểm này cha mẹ tuyệt đối không cho con ăn | |
Phòng ngừa, nhận biết và xử trí khi bị ngộ độc khí than | |
10 loại thực phẩm có thể khiến bạn mắc bệnh |
Lối sống 06:20 | 28/04/2019
Lối sống 15:01 | 13/04/2019
Lối sống 11:42 | 10/04/2019
Lối sống 15:13 | 05/04/2019
Lối sống 06:05 | 03/04/2019
Lối sống 05:55 | 02/04/2019
Lối sống 07:19 | 21/03/2019
Lối sống 19:22 | 20/03/2019