Lộ thông tin đại diện nhà hàng Món Huế hứa trả nợ cho nhà cung cấp rau, thịt, trước khi đồng loạt đóng cửa, mất tích?

Bà Ngô Thị Mỹ Hạnh, người đại diện pháp luật của Món Huế, hôm 3/10 đã "trách" các nhà cung cấp rau, thịt đang bức xúc vì bị doanh nghiệp này thiếu nợ không trả: "Anh không thông cảm cho tụi em".

Hàng chục nhà cung cấp nguyên liệu, thực phẩm cho chuỗi Nhà hàng Món Huế ngày hôm qua, 22/10, đã kéo đến trụ sở doanh nghiệp đòi nợ, tố doanh nghiệp này "khất" tiền hàng nhiều tháng qua. Theo lời nhà cung cấp, trước đó Món Huế hứa sẽ trả dần công nợ từ tháng 10 này, thanh toán vào 25-28 hàng tháng. Song đến giữa tháng 10 thì các cửa hàng bỗng dưng "biến mất", người hứa trả nợ cũng biệt tăm.

Nhà hàng Món Huế nợ từ vài trăm triệu đến hàng tỉ tiền thịt bò rồi mất hút

Sáng 22/10, nhiều nhà cung cấp thực phẩm cho Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế, đơn vị sở hữu các chuỗi cửa hàng Món Huế, Phở Hùng, Cơm thố cháy… đã đến văn phòng của công ty này nằm tại số 302-304 Võ Văn Kiệt (phường Cô Giang, quận 1, TP HCM) căng băng rôn, yêu cầu trả tiền công nợ.

72779446_1810804769063520_6219741174417063936_o_jhje-crop

Nhiều nhà cung cấp căng băng rôn yêu cầu Nhà hàng Món Huế phải trả tiền công nợ. (Ảnh: CTV).

monhue_zing1-crop

Trong khi đó, nhiều cửa hàng đã thông báo ngưng kinh doanh.

Nhưng văn phòng làm việc của Nhà hàng Món Huế đã trong tình trạng "vườn không nhà trống". Một số người cũng đã kéo đến nhà riêng của ông Huy Nhật - Chủ tịch Công ty Huy Việt Nam - công ty mẹ sở hữu Nhà hàng Món Huế, để đòi nợ.

Trao đổi với phóng viên, nhiều người cho biết họ là đối tác cung cấp nguyên liệu, thực phẩm như thịt heo, thịt bò, rau củ… cho Món Huế. Đồng thời, họ cũng là "nạn nhân" của vụ việc bị công ty có danh tiếng này lừa đảo.

Theo đại diện Công ty CP Thanh Nhân Food, có trụ sở tại quận Tân Phú, TP HCM, Nhà hàng Món Huế có mua thịt bò do công ty cung cấp từ ngày 1/8/2019 đến ngày 20/9. Tổng số tiền thịt bò mà Món Huế đã mua của Thanh Nhân là 1,3 tỉ đồng.

Trong hợp đồng, Món Huế cam kết sẽ thanh toán công nợ cho công ty này trong vòng 40 ngày kể từ ngày nhận được thịt bò.

Tuy nhiên, quá thời hạn này, Món Huế vẫn chưa trả một đồng nào cho Thanh Nhân Food.  Đại diện nhà cung cấp này cho hay phải đòi nợ nhiều lần, Món Huế mới trả được 300 triệu, bằng số lẻ của món nợ. Món Huế tiếp tục xác nhận đến ngày 25/10 sẽ trả tiếp. Tuy nhiên, chưa đến thời hạn nhận được tiền thì nhà cung cấp này hay tin chuỗi Nhà hàng Món Huế đóng cửa hết, văn phòng không còn người và cũng không liên lạc được đại diện của doanh nghiệp.

Hiện, doanh nghiệp cung cấp thịt bò cho Món Huế này đang bị dính cả tỉ đồng chưa đòi được.

IMG_7932

Văn phòng Nhà hàng Món Huế nằm trên đường Võ Văn Kiệt không có nhân viên, người đại diện biến mất. (Ảnh: Phúc Minh).

Dù là thương hiệu lớn và có nhiều cửa hàng hoạt động theo mô hình chuỗi tại TP HCM, nhưng các nhà cung cấp của Món Huế khá đa dạng, cùng mặt hàng thịt bò nhưng có nhiều nhà cung cấp khác nhau.

Một công ty cung cấp thịt bò khác cho Món Huế có địa chỉ tại quận Bình Thạnh, cũng cho biết đến nay vẫn còn "dính" gần 100 triệu đồng. 

Theo người này, dù đã liên hệ thường xuyên với Món Huế, yêu cầu trả nợ nhưng bộ phận kế toán cứ hứa rồi không thực hiện. 

"Bây giờ thì chúng tôi không thể liên lạc được với giám đốc và phòng kế toán của Món Huế nữa", nhà cung cấp này cho hay.

Cam kết trả nợ rồi biến mất

Cũng theo các nhà cung cấp, đầu tháng 10 vừa rồi, người đại diện Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế là bà Ngô Thị Mỹ Hạnh, đã mời tất cả nhà cung cấp đến trụ sở để làm việc về công nợ.

IMG_7930

Các cửa hàng Món Huế hiện nay tại TP HCM đều đồng loạt đóng cửa. (Ảnh: Phúc Minh).

Tại đây, bà Hạnh cam kết những nhà cung cấp nào có công nợ trên 500 triệu thì hàng tháng sẽ trả 100 triệu đồng, còn công ty nợ dưới 500 triệu thì mỗi tháng sẽ trả 50 triệu. Thời gian quyết toán là từ 25-28 hàng tháng, cho khi đến khi hết công nợ.

hinh-don-1_221321818-2-crop

Nhiều nhà cung cấp đã gửi đơn tố cáo Món Huế. (Ảnh: NVCC).

Tuy nhiên, 1 tuần trước kì thanh toán công nợ tháng 10 như đã hứa, khoảng ngày 20-21/10, một số nhà cung cấp phát hiện nhiều cửa hàng Món Huế, Phở Hùng đóng cửa. Họ kéo đến công ty, nhưng không tìm được những người có trách nhiệm giải quyết.

Tính đến chiều tối 22/10, có gần 30 nhà cung cấp cho biết đã bị Món Huế "quỵt" tiền, với số tiền vài chục triệu, vài trăm triệu, thậm chí một số nhà cung cấp còn bị Món Huế ôm hàng tỉ đồng.

Theo những người này, rất có thể vẫn còn nhiều nhà cung cấp khác là nạn nhân của Món Huế nhưng họ chưa hay tin công ty này đã bỏ trốn.

Chiều 22/10, một số nhà cung cấp đã nộp đơn tố cáo Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế về các hành vi trên.

"Hiện tại công ty Món Huế có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản rồi bỏ trốn. Chúng tôi mong cơ quan chức năng sớm vào cuộc để đòi lại công bằng cho chúng tôi", đại diện một nhà cung cấp cho biết.

Lần cuối cùng xuất hiện, đại diện Món Huế nói gì?

Trong clip ghi lại việc trao đổi giữa các nhà cung cấp và đại diện pháp luật của Món Huế là bà Ngô Thị Mỹ Hạnh hôm 3/10, được một nhà cung cấp đưa ra tối qua, bà Hạnh cam kết thanh toán tiền cho đối tác đúng quy định. 

Nội dung clip cho thấy các nhà cung cấp đã trình bày bức xúc về việc chưa được trả đầy đủ tiền hàng thời gian qua, và đề nghị bà Hạnh là người đại diện pháp luật thì phải có nghĩa vụ giải quyết.

IMG_7944

Đến tối 23/10, chỉ còn hiếm hoi cửa hàng Món Huế cạnh chợ Bến Thành còn hoạt động. (Ảnh: Phúc Minh).

Các nhà cung cấp cho rằng Món Huế lấy hàng rất nhiều, để phát sinh công nợ rồi "trả góp" hàng tháng là rất vô lí.

Tuy nhiên, đáp trả bức xúc của các nhà cung cấp, bà Hạnh liên tục cho rằng các nhà cung cấp phải chia sẻ cùng bà: "Anh không thông cảm cho tụi em".

Một nhà cung cấp tiết lộ rằng cuối năm ngoái, chị nhận được đề xuất là nếu muốn thanh toán hết 100% công nợ thì nhà cung cấp này phải chịu thiệt 10%.

Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp, bà Ngô Thị Mỹ Hạnh là đại diện pháp luật của Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế.

Tuy nhiên, doanh nghiệp thực sự đứng sau Nhà hàng Món Huế lại là Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Huy Việt Nam. Doanh nghiệp này có 100% vốn nước ngoài.

Huy Việt Nam chuyên kinh doanh chuỗi nhà hàng, ẩm thực, sở hữu một loạt thương hiệu quen thuộc và đình đám, gồm Món Huế, Phở Hùng, Cơm thố cháy, Great Bánh mì & cafe, Iki Sushi, House of Phở, Mì Quảng bếp Tâm, Nhà hàng Shilla Korean BBQ, TP Tea.

Tính đến tối 22/10, phía Nhà hàng Món Huế lẫn công ty mẹ là Huy Việt Nam vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức nào về vụ việc này.