Vụ Món Huế đóng cửa: Ông Huy Nhật và nhóm nhà đầu tư ngoại đang diễn kịch?

Các nhà cung cấp cho rằng việc “đổ qua, đổ lại” trách nhiệm của ông Huy Nhật và các nhà đầu tư ngoại chỉ là “vở kịch”. Việc này nhằm qua mặt những người đã góp vốn vào các quỹ đầu tư, nhà cung cấp và nhân viên của Món Huế.

Sự thật hay vở kịch?

Mới đây, đại diện nhóm nhà đầu tư ngoại vào Món Huế cho rằng nếu như ông Huy Nhật (nhà sáng lập ra Món Huế) có thời gian gặp gỡ các phóng viên báo chí để chia sẻ những tuyên bố không có căn cứ, thì ông này nên dành thời gian làm việc với nhà đầu tư, nhà cung cấp và nhân viên của mình.

Vụ Món Huế đóng cửa: Ông Huy Nhật và nhóm nhà đầu tư ngoại đang diễn kịch? - Ảnh 1.

Sự việc xảy ra tại Món Huế vẫn chưa có hồi kết.

Đại diện các nhà cung cấp nhận định, không chỉ ông Huy Nhật có vấn đề mà ngay cả nhóm nhà đầu tư ngoại cũng có vấn đề trong vụ việc xảy ra tại Món Huế. Bởi các nhà cung cấp đã nhiều lần liên lạc với ông Huy Nhật và nhóm nhà đầu tư ngoại nhưng đều không thành công.

Ông Võ Hồng Văn - một nhà cung cấp Gas tại TPHCM - cho biết: Các nhà cung cấp đã nhiều lần liên lạc với ông Huy Nhật và nhóm nhà đầu tư ngoại nhưng đều vô vọng.

“Ông Huy Nhật và nhóm nhà đầu tư ngoại có rất nhiều thời gian để trả lời báo chí, đôi co, đổ thừa trách nhiệm cho nhau. Tuy nhiên, chẳng có ai đứng ra làm việc với nhà cung cấp, nhân viên của Món Huế. Chúng tôi mới chính là những người chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự sụp đổ của hệ thống Món Huế”, ông Văn nói.

Theo ông Văn, việc “đổ qua, đổ lại” trách nhiệm giữa ông Huy Nhật và nhóm nhà đầu tư ngoại nhằm biến Món Huế thành vô chủ và trốn tránh trách nhiệm với nhân viên, nhà cung cấp, ngành thuế…

“Chúng tôi nghi ngờ câu chuyện tranh chấp giữa ông Huy Nhật và nhóm nhà đầu tư ngoại chỉ là vở kịch, được hai bên dựng lên để qua mặt những người đã góp vốn vào cho các quỹ đầu tư, nhà cung cấp, nhân viên của Món Huế”, ông Văn nói.

Cũng theo ông Văn, công ty của ông cũng đang bị Món Huế nợ 850 triệu đồng. Tuy nhiên, việc Món Huế nợ bao nhiêu tiền cũng không còn quá to tát so với việc môi trường đầu tư của Việt Nam quá rủi ro. Các doanh nghiệp kinh doanh thất bại và đi trốn là xong.

Ông Văn cho rằng nếu nhóm nhà đầu tư nước ngoài không gặp được ông Huy Nhật thì hãy đến gặp các nhà cung cấp. Bởi việc hai phía tạo áp lực vẫn tốt hơn một phía. Nếu ba bên có thể gặp mặt, làm việc một cách minh bạch để giải quyết thì vấn đề nhanh chóng được sáng tỏ.

Vụ Món Huế đóng cửa: Ông Huy Nhật và nhóm nhà đầu tư ngoại đang diễn kịch? - Ảnh 2.

Ông Huy Nhật không ra mặt đang khiến nhà cung cấp như "ngồi trên đống lửa".

Nhà cung cấp gas cũng chia sẻ hiện nay, nhiều nhà cung cấp bắt đầu mất bình tĩnh và có thể sẽ làm những việc thiếu suy nghĩ. Chính vì vậy, nếu ông Huy Nhật tiếp xúc với báo chí thì nên gặp các nhà cung cấp, nhân viên để làm việc.

Các nhà cung cấp cũng đang tiến hành các thủ tục pháp lí lên tòa án dân sự và nhờ luật sư tư vấn. Tuy nhiên, phía cảnh sát vẫn chưa cho rằng Món Huế có yếu tố lừa đảo.

Có tiền nhưng không chịu trả?

Bà Ngọc Hà - một nhà cung cấp khác của Món Huế - cho hay: Trước đây, ông Huy Nhật có cử người đại diện đến làm việc với nhà cung cấp, cam kết trả nợ dần. Nhưng sau khi kí cam kết thì không thực hiện thanh toán. Một số nhà cung cấp bị nợ kéo dài từ tháng 11/2018.

“Doanh thu bán hàng từ các cửa hàng trong hệ thống Món Huế đều được chuyển vào TP HCM cho ông Huy Nhật vào 10h sáng hôm sau, tức là doanh thu từ hoạt động bán hàng ông Nhật có thu về nhưng không thanh toán công nợ cho nhà cung cấp theo thỏa thuận. Ông Nhật và các cộng sự có dấu hiệu chiếm dụng tiền của nhà cung cấp để đầu tư, sử dụng vào mục đích khác ngoài kinh doanh dịch vụ ăn uống”, bà Hà nói.

Theo bà Hà, nhà cung cấp cũng làm đơn trình báo đến Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Cảnh sát hướng dẫn nhà cung cấp nộp đơn ra tòa án theo hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu nhà cung cấp nộp đơn đến tòa, tòa thụ lí vụ án thì nhà cung cấp cũng không chắc là có lấy lại được tiền hay không. Đó là điều mà các nhà cung cấp cân nhắc.

“Chúng tôi yêu cầu ông Huy Nhật, bà Ngô Thị Mỹ Hạnh đối diện và làm việc với nhà cung cấp, về việc thanh toán công nợ mà Món Huế đang chiếm dụng của nhà cung cấp. Tiền của nhà cung cấp là mồ hôi và nước mắt của bao nhiêu con người”, bà Hà nói.

Vụ Món Huế đóng cửa: Ông Huy Nhật và nhóm nhà đầu tư ngoại đang diễn kịch? - Ảnh 3.

Nhà cung cấp đã dùng nhiều cách để lên án hành vi của ban lãnh đạo điều hành chuỗi nhà hàng Món Huế..

Trước đó, như Dân trí đã thông tin, đại diện phát ngôn nhóm nhà đầu tư ngoại vào Món Huế cho biết vẫn chưa liên lạc được với ông Huy Nhật.

Đại diện nhóm nhà đầu tư cũng cho biết, câu chuyện mà ông Huy Nhật chia sẻ với giới báo chí cho rằng ông bị nhóm các nhà đầu tư “đá" ra khỏi công ty là không chính xác.

Theo đó, việc đóng cửa hàng loạt các cửa hàng khi không có sự chấp thuận cần thiết của các nhà đầu tư, nhóm các nhà đầu tư buộc phải nỗ lực giành lại quyền kiểm soát đối với các Công ty Món Huế và Huy Việt Nam theo quy định của pháp luật và các văn bản điều hành nội bộ của công ty.

“Tuy nhiên, cho đến nay, ông Huy Nhật vẫn đang giữ toàn bộ quyền kiểm soát đối với các hoạt động vận hành của công ty, vì ông này vẫn đang chiếm giữ bất hợp pháp con dấu và các tài khoản ngân hàng của công ty. Không có con dấu của công ty, nhóm các nhà đầu tư không thể làm việc với các ngân hàng, để có được quyền kiểm soát các tài khoản ngân hàng của công ty”, đại diện nhóm nhà đầu tư ngoại cho hay.

Theo nhóm nhà đầu tư ngoại, thực tế các nhà đầu tư đã rót hơn 70 triệu USD vào công ty kể từ năm 2013 đến năm 2017 và trong sao kê tài khoản ngân hàng.

Báo cáo tài chính do nhân sự của ông Huy Nhật cung cấp cho nhóm các nhà đầu tư trước tháng 7/2019 cho thấy, Huy Việt Nam có hơn 80 triệu USD trong tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, khi nhóm các nhà đầu tư làm việc với ngân hàng để làm rõ thì mới biết rằng số tiền này không tồn tại.


chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.