Mẫu đơn giải quyết tranh chấp đất đai đầy đủ, cập nhật nhất

Khi xảy ra tranh chấp đất đai, nhà nước thường khuyến khích các bên tự hòa giải. Trong những trường hợp không thể hòa giải được thì bạn sẽ làm đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã (phường, thị trấn) - nơi có đất để hòa giải.

Tranh chấp đất đai là gì? 

Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 có nêu rõ: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Thuật ngữ này dùng để chỉ tranh chấp về ai là người có quyền sử dụng đối với một phần hoặc toàn bộ thửa đất, bao gồm cả tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất liền kề. 

Mẫu đơn giải quyết tranh chấp đất đai đầy đủ, cập nhật nhất  - Ảnh 1.

Ảnh: Pinterest

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Khi xảy ra tranh chấp đất đai, nhà nước thường khuyến khích các bên tự hòa giải. Trong những trường hợp không thể hòa giải được thì bạn sẽ làm đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã (phường, thị trấn) - nơi có đất để hòa giải. 

Dưới đây là mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai mà bạn có thể tham khảo: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                 ........…….,ngày…..tháng…..năm…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn):………….……………………....

Họ và tên tôi là:………………………………………………………………….………

Sinh năm:………………………………………………………………….……………..

CMND/CCCD:………………………………………………………………….………..

Ngày cấp:...............................Nơi cấp:………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………..

Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình của ông (bà):

Nơi ở:………………………………………………………………………………………

Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai như sau:

……………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Đến nay, các bên không thể thương lượng, hòa giải được với nhau để giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai nêu trên. Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị …………….tổ chức hòa giải tranh chấp đất giữa gia đình tôi với gia đình ông (bà): ……………........, trú tại ……………để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp nêu trên.

Nội dung đề nghị cấp thẩm quyền giải quyết:

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn đề nghị và giải quyết sớm cho tôi.

Tôi chân thành cảm ơn!

Tài liệu có gửi kèm theo:                                       NGƯỜI LÀM ĐƠN ĐỀ NGHỊ

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất                       (ký và ghi rõ họ tên)

-…………………………………………         

Tải mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai tại đây:





Trong đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, bạn nên lưu ý một số điểm như sau:

- Về tóm tắt nội dung vụ việc tranh chấp đất đai: Cần nêu rõ các sự việc dẫn đến tranh chấp theo trình tự thời gian 

- Về nội dung đề nghị cấp thẩm quyền giải quyết: Cần xác định rõ yêu cầu giải quyết là gì, đồng thời tránh việc nhầm lẫn giữa tranh chấp đất đai với các tranh chấp liên quan đến đất đai… 

- Về tài liệu kèm theo: Bạn nên chuẩn bị đầy đủ các tài liệu có liên quan như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất...

Mẫu đơn giải quyết tranh chấp đất đai đầy đủ, cập nhật nhất  - Ảnh 3.

Ảnh: Gtres

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai

Thông thường, quy trình giải quyết các tranh chấp về đất đai sẽ được tiến hành theo các bước đó là:

- Các bên tranh chấp được khuyến khích tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở (không bắt buộc). 

- Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp xã (phường, thị trấn). 

Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định: Khi các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã (phường, thị trấn) nơi có đất tranh chấp để hòa giải. 

Việc hòa giải tại UBND cấp xã (phường, thị trấn) chỉ được tiến hành khi các bên có mặt. Nếu một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì việc giải hòa coi như không thành. 

Thời gian hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã (phường, thị trấn) không quá 45 ngày kể từ thời điểm nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp. 

- Khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án

Trong trường hợp hòa giải không thành thì bạn sẽ làm thủ tục để khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án theo ba bước, đó là: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, nộp hồ sơ khởi kiện và chờ Tòa thụ lý và giải quyết. 

chọn