Mẹ mang thai có nhất thiết phải uống sắt, canxi?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ở mỗi giai đoạn của thai kỳ cũng như trước và sau khi sinh, người phụ nữ cần lượng dinh dưỡng, hàm lượng sắt, canxi, vitamin… rất khác nhau.

Với những bà mẹ đang mang thai, việc bổ sung vitamin tổng hợp, sắt, canxi hay uống sữa bầu thường được khuyến nghị. Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, sự kê đơn này là tùy tiện và sai lầm khi tất cả các thai phụ, từ người mới có thai hay đã mang thai ở cuối thai kỳ, thậm chí cả phụ nữ sau sinh đều được kê những đơn thuốc giống hệt nhau.

Có những bà bầu ưu tiên ăn uống đa dạng trong thai kì

hoi ba bau 3 khong khong thuoc sat khong canxi khong sua bau
Chị Hương (Phạm Văn Đồng, Hà Nội) hiện đang nuôi bú song song.

Chị Hương (Phạm Văn Đồng, Hà Nội) là mẹ của hai bé, một bé lớn hơn 3 tuổi và bé nhỏ 9 tháng tuổi. Chị Hương chia sẻ, chị có thai kì khỏe mạnh, ăn uống cũng ngon miệng, nên bác sĩ cũng tư vấn ưu tiên ăn uống, không cần phải bổ sung quá nhiều vitamin, thuốc tổng hợp. Được biết bé lớn con chị sinh ở tuần thứ 41 và nặng 3,6kg, bé nhỏ sinh ở tuần 40, nặng 3,5 kg.

Chị chia sẻ kinh nghiệm: “Để mẹ khỏe, con khỏe thì mẹ nên ăn uống đa dạng, ăn thực phẩm tươi, sạch. Bên cạnh đó các mẹ nên vận động, không nên ngồi lâu một chỗ".

Chị Nguyễn Việt Quỳnh (TP Hải Dương) cũng được không uống sữa bầu mà ăn uống đa dạng, đủ chất. Con chị sinh ra được 3,5 kg. Hoàn toàn không bị “suy dinh dưỡng” như nhiều người vẫn dọa vì mẹ không uống sữa bầu.

hoi ba bau 3 khong khong thuoc sat khong canxi khong sua bau
Con chị Quỳnh chào đời với cân nặng 3,5kg.

Không ăn cho hai người mà chỉ ăn theo nhu cầu

Nhiều bà mẹ mới mang thai nghĩ rằng cần phải ăn gấp đôi, ăn nhiều nếu không thai nhi sẽ không đủ chất. Tuy nhiên quan niệm này khá sai lầm. Thực chất khi mang thai, người mẹ duy trì chế độ ăn uống bình thường là đủ.

Chị Thuỳ Phương (TP HCM) hiện có bé đầu đã 10 tháng tuổi. Được biết chị cũng không uống sữa bầu và thuốc bổ trong thời gian mang thai. Chị sinh thường, em bé được 3,1 kg. Theo chị Phương hiểu thì được biết việc bổ sung vitamin bầu là 1 việc "dự phòng".

hoi ba bau 3 khong khong thuoc sat khong canxi khong sua bau
Chị Thuỳ Phương không có quan niệm ăn cho hai người.

Chị Phương không có quan niệm "ăn cho 2 người" mà chỉ "ăn theo nhu cầu". Do vậy, suốt thời kỳ mang thai chị chỉ tăng 12kg, người không nặng nề, không bị tiểu đường thai kỳ.

Tương tự như vậy, chị Hồng Ân (TP HCM) cũng không bổ sung quá nhiều sắt, canxi trong suốt thời gian mang thai. Chị có khám thai định kỳ và bác sĩ đánh giá thai nhi phát triển bình thường nên chị không lo lắng về việc con thiếu chất. Bé nhà chị Ân sinh ở tuần thứ 37, nặng 3,1kg. Bé bú mẹ hoàn toàn từ lúc sinh đến giờ. Hiện tại bé hơn 14 tháng tuổi, phát triển tốt, năng động, lanh lợi. “Bản thân mình không thích sữa bầu, và mình nghĩ ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm khi mang thai sẽ tốt hơn và tiết kiệm chi phí hơn”, chị Ân nói.

hoi ba bau 3 khong khong thuoc sat khong canxi khong sua bau
“Bản thân mình không thích sữa bầu, và mình nghĩ ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm khi mang thai sẽ tốt hơn và tiết kiệm chi phí hơn”, chị Ân nói.

Không tùy tiện bổ sung thuốc sắt và canxi

Chia sẻ trên Vietnamnet, BS Từ Thị Thu Thủy, việc xét nghiệm khoáng chất điện giải có thể phát hiện bà bầu bị thiếu những khoáng chất nào. Tuy nhiên, ngay cả khi biết cơ thể mình bị thiếu, thai phụ cũng phải nhờ đến chỉ định của bác sĩ dinh dưỡng, sản khoa, không được tự ý bổ sung khoáng chất đó, vì nhiều bệnh nếu bổ sung sẽ có tác dụng phụ. Đơn cử như người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị cơn co tử cung hay sẩy thai, nếu bổ sung canxi, nguy cơ sẽ càng tăng cao.

Các chuyên gia khuyên: Thai phụ sử dụng canxi sớm và quá nhiều sẽ đọng ở bánh nhau, làm giảm chất lượng bánh nhau, giảm sự trao đổi dưỡng chất, khiến thai kém phát triển, nhẹ cân khi sinh. Nếu thai phụ uống quá nhiều canxi có thể khiến bản thân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận. Ngoài ra, việc thai phụ tăng cân nhanh nhưng thai vẫn bị suy dinh dưỡng, có thể do các nguyên nhân khác như: Thai nhi bị nhau cuốn cổ, hoặc do tử cung người mẹ nhỏ không đủ không gian cho thai nhi phát triển.

Thai phụ nên:

- Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm để đạt nhu cầu dinh dưỡng cần thiết nhất;

- Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, không nên chỉ ăn dồn 3 bữa chính;

- Hạn chế ăn đồ ngọt, các chất béo từ mỡ động vật;

- Nên ăn nhiều rau và trái cây để tránh táo bón và trĩ, đồng thời tăng cường sức khỏe;

- Đừng quên uống nước, ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày;

- Tập thể dục đều đặn và tạo tâm lý thoải mái, tránh stress;

- Chú ý khám thai và kiểm tra cân nặng của mẹ và thai nhi thường xuyên;

- Tùy từng thể trạng mà bác sĩ sẽ khuyên thai phụ nên tăng cân bao nhiêu là hợp lý, nhưng nhìn chung, chỉ nên tăng 10–12kg trong suốt thời mang thai. Thai phụ cũng cần phải có chế độ tăng cân phù hợp với từng thời kỳ cụ thể.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ở mỗi giai đoạn của thai kỳ cũng như trước và sau khi sinh, người phụ nữ cần lượng dinh dưỡng, hàm lượng sắt, canxi, vitamin… rất khác nhau.

Người ta vẫn chia ra các giai đoạn của thai kỳ khi phụ nữ mang thai theo các quý (quý 1, quý 2, quý 3) và thời kỳ sau sinh. Việc bổ sung dinh dưỡng cho thai phụ ở mỗi giai đoạn thai kỳ và sau khi sinh, nếu không phù hợp, thiếu hoặc thừa chất gì đều không tốt cho mẹ và thai nhi, thậm chí còn gây nguy hiểm.

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.