Luật sư vụ xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương: BV Hòa Bình chạy thận không phép suốt 6 năm? | |
'Hy vọng toà tuyên vô tội cho bác sĩ Hoàng Công Lương' |
Sáng 23/5, đại diện Viện kiểm sát (VKS) giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đưa quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với 3 bị cáo trong vụ án 9 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tử vong ở Bệnh viện đa khoa Hoà Bình.
Trong đó, bác sĩ Hoàng Công Lương bị đề nghị 30-36 tháng tù về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm. Mức án đề nghị được VKS đưa ra dựa trên nhận định là có đủ căn cứ để truy tố bác sĩ này tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Bác sĩ Hoàng Công Lương bị đề nghị mức án 30-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. |
Theo Viện kiểm sát, quá trình điều tra và thực tế chứng minh bị cáo Lương được giao nhiệm vụ tại đơn nguyên thận nhân tạo. Hồ sơ vụ án có chứng cứ việc bác sĩ này là người ký duyệt y lệnh cho 2 bác sĩ còn lại, hướng dẫn trong trường hợp xảy ra sự cố, trực tiếp thừa lệnh trưởng khoa ký giấy đề nghị sửa chữa thiết bị hệ thống lọc nước RO số 2.
Hành vi của BS Lương không cần thiết phải xử lý hình sự
Luật sư Phạm Công Hùng – nguyên Thẩm phán TAND tối cao cho rằng, mấu chốt của vụ án là cần làm rõ lời khai của ông Đinh Tiến Công - Điều dưỡng trưởng của khoa Hồi sức tích cực, tại phiên tòa đã thừa nhận ghi thêm nội dung phân công nhiệm vụ cho BS Hoàng Công Lương phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo trong sổ họp giao ban sau sự cố chết người. Cuốn sổ được xem là một trong những chứng cứ quan trọng để xác định trách nhiệm của BS Lương.
“Đây là chứng cứ rất quan trọng, tòa cần làm rõ để xác định hành vi của bị cáo Lương có đúng như truy tố hay không. Nếu tình tiết này chưa được làm rõ thì cần trả hồ sơ để điều tra. Nếu làm rõ tình tiết này, và xác định bị cáo không thực hiện hành vi, không phải chịu trách nhiệm hình sự thì tuyên bị cáo không phạm tội” - luật sư Hùng cho biết.
Gần 30 năm xử án, nguyên Thẩm phán TAND tối cao chia sẻ, ông chưa từng thấy việc tất cả những người bị hại đề nghị tòa tuyên bị cáo vô tội. Theo bị hại, trong suốt quá trình các bệnh nhân điều trị chạy thận và sau khi xảy ra sự cố ngày 29/5/2017, bác sỹ Lương đã hết lòng, tận tụy cấp cứu, chạy chữa, chăm sóc sức khỏe các bệnh nhân.
Theo phân tích của vị luật sư, trong trường hợp, tòa có đủ chứng cứ xác định hành vi của bị cáo Lương đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì cần phải xem tình tiết trên là yếu tố rất quan trọng để đánh giá hành vi của bị cáo có nghiêm trọng đến mức phải xử lý hình sự hay không? HĐXX cần quan tâm vấn đề này trước khi tuyên án.
“Người bị hại đã hiểu đến tận cùng của vấn đề, đề nghị tòa tuyên vô tội, như vậy hành vi của bị cáo có còn gây nguy hiểm cho xã hội, đến mức phải xử tù hay không? Phải có lý do gì để họ đề nghị tòa như vậy? Đây là vấn đề cần phải làm rõ” – luật sư Hùng nói và cho biết, xác định được hành vi của bị cáo là nguy hiểm thì cũng không cần thiết phải xử lý hình sự, để bác sĩ Lương có cơ hội được tiếp tục hành nghề.
“Tâm lý con người khi có người thân tử vong thì rất bức xúc nhưng ngược lại ở vụ việc này thân nhân người bị hại lại rất thương vị bác sĩ thì cần phải xem có nên xử lý hình sự hay không nếu như bị cáo có sai phạm. Quan điểm của tôi là hành vi của bác sĩ chưa nguy hiểm đến mức phải xử lý hình sự mà nên miễn trách nhiệm cho bác sĩ” – luật sư Hùng cho biết thêm.
“Bệnh nhân tử vong do máy móc hay do bác sĩ?
Theo dõi phiên tòa những ngày qua, luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội luật gia TPHCM cho rằng mức án đề nghị của VKS đối với bác sĩ Hoàng Công Lương là chưa thỏa đáng. Bản luận tội chưa tâm phục, khẩu phục để bị cáo thấy tính chất, mức độ của bản thân có vi phạm pháp luật, có phạm tội hay không.
“Bệnh nhân tử vong do máy móc hay do bác sĩ? Bác sĩ Lương bị cáo buộc thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, vậy hành vi thiếu trách nhiệm cụ thể ở đây là gì? Tôi băn khoăn là bác sĩ có phạm tội hay không. Nếu xử lý hình sự thì có thể sẽ trở thành tiền lệ trong việc khám, chữa bệnh, đặc biệt là việc chăm sóc người bệnh, cần phải có cơ chế rõ ràng, minh bạch, đặc biệt là phân công, phân nhiệm” – luật sư Nguyễn Văn Hậu nói.
Theo Phó Chủ tịch Hội luật gia TPHCM, cơ quan tố tụng cũng cần làm rõ vai trò đồng phạm giúp sức của những người liên quan trong vụ án./.
Đại diện Bộ Y tế không rõ Bệnh viện đa khoa Hòa Bình được phép chạy thận hay không
Một tuần sau khi phiên sơ thẩm xét xử vụ tai biến chạy thận nhân tạo tại Hòa Bình diễn ra, chiều 22/5, đại diện ... |
Xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương: Cựu Giám đốc BV Trương Quý Dương khai gì?
Cựu giám đốc Trương Quý Dương khai nhận không biết khoa phân công công việc cụ thể cho BS Hoàng Công Lương thế nào và ... |
Xét xử vụ chạy thận: Vì sao các nhân chứng đồng loạt vắng mặt?
Trong phiên tòa xét xử vụ án chạy thận làm 9 người tử vong, ông Trương Quý Dương và các mắt xích quan trọng của ... |
Lối sống 12:06 | 01/06/2019
Lối sống 07:24 | 09/05/2019
Lối sống 10:09 | 29/04/2019
Lối sống 15:17 | 26/04/2019
Lối sống 09:39 | 26/04/2019
Lối sống 20:19 | 25/04/2019
Lối sống 17:30 | 24/04/2019
Lối sống 14:55 | 24/04/2019