Muốn tìm đến cái chết vì kém cỏi trong mắt bố mẹ

Không ít lần con muốn tìm đến cái chết. Bởi, từ nhỏ, con biết mình chẳng có giá trị gì trong mắt bố mẹ. Con là đứa kém cỏi, ngu si, ngốc nghếch, làm việc gì cũng không vừa mắt bố mẹ. Con đã cố gắng làm mọi thứ tốt nhất để bố mẹ vui lòng. Thế nhưng, điều con nhận được chỉ là những lời chê bai, coi thường.

Không biết có phải do con sinh ra không được như kỳ vọng của bố mẹ nên bố mẹ “hắt hủi” con không. Những ngày con học mẫu giáo, ngoài thời gian đến lớp, bố mẹ luôn nhốt con trong nhà, không cho con giao du với mọi người. Bố mẹ thường nói với nhau: Nó chẳng thông minh, khôn ngoan như con người ta. Cho nó ra ngoài, chỉ tổ họ cười vợ chồng mình.

Chính vì con thường xuyên chơi một mình nên tính con rất nhút nhát, sợ sệt. Học Tiểu học, con thường xuyên bị bạn bè bắt nạt. Khóc mếu về mách bố mẹ thì bố chế giễu rằng ngu nên bị đánh là đúng. Lúc ấy, con thấy tổn thương ghê gớm. Con cảm thấy cô độc khi cả thế giới quay lưng lại với con.

Vào tuổi dậy thì, con vẫn chẳng có người bạn thân. Bởi, con không thể hòa đồng với các bạn. Con không được đi chơi, không được điệu đà, thậm chí con là đứa lập dị, chẳng giống ai trong lớp. Con bị bạn đánh vì cứ lủi thủi một mình như thế.

Thế nhưng, bố mẹ chẳng bao giờ hỏi con đi học thế nào, có vui không, có chuyện gì trên lớp không? Tâm sinh lý của con càng ngày càng bất ổn. Nhiều lúc con muốn nổi loạn, nổ tung sau một lớp màng bọc kín bưng suốt bao nhiêu năm qua. Thế nhưng, con hiểu, có làm gì thì điều đó cũng là vô ích. Bởi, trong mắt bố mẹ, con chẳng có nhiều ý nghĩa.

muon tim den cai chet vi kem coi trong mat bo me
Ảnh minh họa

Cố gắng nhưng bố mẹ lại dửng dưng

Không có bạn bè, không biết chơi với ai, con chỉ biết học. Học với con lúc ấy không phải là niềm vui mà chỉ là cách con giết thời gian nhàm chán của mình. Con cố gắng thi vào trường chuyên để bố mẹ tự hào, để bố mẹ thấy con không vô ích. Thế nhưng, bố mẹ dửng dưng với những nỗ lực của con. Bố mẹ coi chuyện con đỗ trường chuyên như điều hiển nhiên. Có lẽ, ngôi vị thủ khoa, á khoa hay giải thưởng danh giá nào mới khiến bố mẹ “mở mày mở mặt”.

Dù con đã lớn, đã ở lứa tuổi biết định hướng nghề nghiệp cho mình, thế nhưng con không được tự quyết mọi việc cho tương lai của con. Kể cả đó là niềm yêu thích hay khả năng thực sự của con. Không muốn cho con theo nghiệp vẽ, bố vứt hết “đồ nghề” của con, thậm chí đốt hết những tác phẩm mà con dành bao nhiêu tâm huyết. Khi nhìn tập tranh vẽ của con hóa tro tàn thì con thấy tim mình đau lắm, có những tế bào đã chết theo đống tro ấy.

Suốt cả tuổi thơ, con đã không có những tháng ngày đẹp đẽ. Suốt cả tuổi dậy thì, những ký ức xấu đã găm vào tim con. Giờ ở tuổi phải quyết định cho tương lai của mình mà con không có quyền. Suốt bao nhiêu năm qua, con đã sống theo bố mẹ, sống vì bố mẹ. Con luôn cố gắng trở thành đứa con ngoan để bố mẹ hài lòng. Con không dám phản kháng, con không được sống với sở thích, niềm đam mê, không được sống với cuộc sống của chính con.

Sống vì bố mẹ nhưng bố mẹ vẫn không coi con ra gì. Bố mẹ vẫn luôn miệng chửi con là ngu si khi con muốn làm theo ý mình. Có những lúc gặp khó khăn, con chẳng biết tìm sự giúp đỡ của ai. Bởi con hiểu rằng nếu bố mẹ biết, bố mẹ sẽ rên lên: Ngu si như mày thì đáng đời! Sao mày ăn gì mà ngu hết phần thiên hạ thế!...

Những lúc ấy, con chỉ muốn được giải thoát khỏi cuộc sống này. Ở đó, con không còn bị nhiếc mắng là ngu si nữa mà con được ôm ấp, vỗ về yêu thương. Đó là điều mà con khát khao trong suốt cuộc đời này!

XEM THÊM

muon tim den cai chet vi kem coi trong mat bo me 'Đây là nhà của bố và con đang ở nhờ mà thôi'

Sự phân định rất rõ ràng giữa trách nhiệm, tình thương, và sự nuông chiều làm cho con người ta không thể tìm thấy nổi ...

muon tim den cai chet vi kem coi trong mat bo me ‘Dạy bố mẹ trước, rồi mới đến dạy con’

"Phương pháp tốt nhất để giáo dục trẻ nhỏ là thông qua bắt chước, tức bố mẹ làm gương và con sẽ nhìn, học và làm ...

muon tim den cai chet vi kem coi trong mat bo me Những quy tắc dạy con của bố mẹ ở các cường quốc châu Á

Một đứa trẻ sẽ được thông báo về sự nguy hiểm và lý do tại sao nên tránh một số điều, nhưng không bị cấm ...

muon tim den cai chet vi kem coi trong mat bo me Nỗi bất hạnh của những đứa trẻ kém cỏi có cha mẹ giỏi giang

Làm con của ông giám đốc, cô bé Giang (Hà Nội) suy sụp đến nơi vì luôn thấy mình kém cỏi, còn bố cô chỉ ...

muon tim den cai chet vi kem coi trong mat bo me Cha mẹ vô tình 'hại con' khi khoe thành tích của con lên mạng

Những ngày gần đây, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh bảng điểm của học sinh được các bậc cha mẹ đăng tải. Đằng sau ...

muon tim den cai chet vi kem coi trong mat bo me Con nhà người ta - Xin đừng làm tổn thương trẻ bằng lời so sánh

"Con người ta” vốn là cụm từ trở thành nỗi ám ảnh của nhiều đứa trẻ. Thế nhưng, việc so sánh con như vậy liệu ...

muon tim den cai chet vi kem coi trong mat bo me Thanh Bùi: Dạy con, điểm số không quan trọng bằng sự sáng tạo

Ai làm được điều mà robot không làm được, những đứa trẻ ấy sẽ thành công trong tương lai. Vậy điều gì robot không thể ...

muon tim den cai chet vi kem coi trong mat bo me 'Mẹ ơi chết là gì ạ?' và câu chuyện dạy con về cái chết gây sốt cư dân mạng

“Mẹ ơi, chết là gì ạ?” là câu hỏi của một bé gái 4 tuổi dành cho người mẹ của mình khi bố cô bé ...

muon tim den cai chet vi kem coi trong mat bo me Ước sao bố mẹ đừng suốt ngày chỉ mắng mỏ, chì chiết con

Trong giấc ngủ đôi khi chập chờn, không thể sâu giấc, con mơ thấy mình bé lại trong vòng tay ấm áp của bố mẹ. ...

muon tim den cai chet vi kem coi trong mat bo me 'Bố mẹ mày không biết dạy con nên mày hỗn láo…' - Câu nói của mẹ chồng có sức sát thương con dâu nhất

Trong cuộc sống, đôi khi những lời nói vô tình hoặc cố ý của mẹ chồng khiến con dâu bị tổn thương ghê gớm, nó ...

muon tim den cai chet vi kem coi trong mat bo me Điều đáng sợ nhất của người mẹ là đánh mất sự kết nối với con?

Nhờ sự kết nối, tiếp xúc trực tiếp của cơ thể, sự giao lưu về cảm xúc, sự thấu hiểu về tư tưởng, người mẹ ...

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.