Ts. Phạm Thị Ngân, Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết: "Ngành Kinh doanh quốc tế là ngành thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa giữa thương nhân đến từ các quốc gia trên thế giới. Đây là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh.
Chương trình đào tạo của ngành Kinh doanh quốc tế Trường ĐH Tôn Đức Thắng cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên môn về thương mại quốc tế, logistics và quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu…"
Bà Ngân cho biết, chương trình đào tạo của ngành Kinh doanh quốc tế được xây dựng theo chuẩn kiến thức của Trường ĐH Monash (Úc). Chương trình đạt chuẩn quốc tế với đội ngũ giảng viên giàu kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, các chuyên gia, học giả đến từ các cơ quan quản lí, hiệp hội, viện nghiên cứu và doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước như FIATA, Hiệp hội Logistics Việt Nam, Tân Cảng STC...
Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ ở các lĩnh vực xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường/marketing quốc tế, logistics, quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu….
Sinh viên được thực hiện các đề tài thực tế có sự hướng dẫn của các chuyên gia đang làm việc tại doanh nghiệp.
Ngoài những kiến thức nền tảng lí thuyết, chương trình còn chú trọng cho sinh viên tiếp cận thực tế và thực hành những kĩ năng chuyên môn cần thiết ngay từ năm đầu tiên thông qua các chương trình kiến tập tại doanh nghiệp.
Sinh viên được thực hiện các đề tài thực tế có sự hướng dẫn của các chuyên gia đang làm việc tại doanh nghiệp, sau đó thuyết trình bảo vệ trước Ban giám khảo là các chuyên gia.
Ngoài ra, các môn học thuộc nhóm môn chuyên ngành được thiết kế bao gồm học phần thực hành doanh nghiệp trong các học kì chính khóa và thực tập nghề nghiệp trong các học kì hè tại doanh nghiệp với tỉ lệ không dưới 30 %.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn ghi hồ sơ đăng kí dự thi THPT quốc gia 2019
>>> Xem thêm: Tổ hợp môn xét tuyển đại học năm 2019
Chia sẻ về cơ hội việc làm cho sinh viên khi theo học ngành này, bà Ngân cho biết: "Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế có thể làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức nghiên cứu thị trường, các hiệp hội ngành nghề, các trung tâm xúc tiến thương mại, các trường đại học trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế...
Tại các vị trí như: Chuyên viên xuất nhập khẩu; Chuyên viên Quản trị Logistics; Chuyên viên Quản trị Tài chính và Quản trị chuỗi cung ứng trong môi trường toàn cầu và các vị trí chức năng quan trọng khác trong môi trường kinh doanh quốc tế".
Theo khảo sát, mức thu nhập trung bình của sinh viên mới ra trường trong ngành này thuộc nhóm cao, tùy thuộc vào vị trí công tác và loại hình doanh nghiệp.
Hiện tại, để tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, ĐH Tôn Đức Thắng đã kí hợp tác với nhiều đại học quốc tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước, giúp sinh viên có môi trường nghiên cứu, thực tập, phát triển nghề nghiệp và đào tạo chuyên môn, đặc biệt là tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
"Theo thống kê, tỉ lệ sinh viên theo học ngành Kinh doanh quốc tế có việc làm trong vòng 12 tháng sau tốt nghiệp ngành là 100%", bà Ngân nói.
Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế trên cả nước và mức điểm chuẩn của năm 2018. Thí sinh có thể tham khảo thêm để tìm được trường đại học phù hợp với mình.
Trường | Mã tổ hợp | Điểm chuẩn năm 2018 |
---|---|---|
Đại học Ngọai thương Hà Nội | A00, A01, D00 | 24,10 điểm |
Đại học Công nghệ TP HCM (HUTECH) | A00, A01, D01, C00 | 19 điểm |
Đại học Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP HCM) | A00, D00, A00 | 22 - 23,5 điểm tùy chương trình học |
Đại học Kinh tế Tài chính TP HCM (UEF) | A00, A01, C00, D01 | 18 điểm |
Đại học Tôn Đức Thắng | A00, A01, C01, D01 | 21,6 điểm |
Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội | A00, A01, D01, D07 | 24,25 điểm |
Đại học Thương mại Hà Nội | A00, A01, D01 | 21,2 |
Giáo dục 14:36 | 27/06/2019
Đô thị 14:44 | 25/06/2019
Thời sự 18:48 | 24/06/2019
Giáo dục 14:46 | 24/06/2019
Giáo dục 17:54 | 23/06/2019
Giáo dục 06:00 | 22/06/2019
Giáo dục 16:22 | 21/06/2019
Giáo dục 07:08 | 15/06/2019