Ngoại giao Phật giáo kiểu TQ và xa lộ tới giác ngộ ở Sri Lanka

Trung Quốc đang nỗ lực dùng Phật giáo như một công cụ để giành lấy ảnh hưởng tại những đất nước mà tôn giáo này thống trị như Sri Lanka.

Đối với những ai hiểu về sự can dự của Trung Quốc tại Sri Lanka, những sáng kiến mới như khoản vay 1,1 tỷ USD mà Bắc Kinh trao cho đảo quốc để xây dựng một xa lộ hẳn không có gì bất ngờ.

Đây chỉ là biểu hiện mới nhất của chính sách "ngoại giao Phật giáo", cụm từ được một số nhà phân tích sử dụng để mô tả những nỗ lực của Trung Quốc và Ấn Độ trong việc dùng Phật giáo như công cụ để giành ảnh hưởng tại những đất nước mà tôn giáo này có ảnh hưởng lớn như Sri Lanka.

Mưa dầm thấm lâu

Chính phủ hiện tại ở Sri Lanka nắm quyền từ năm 2015, một phần nhờ vào chủ trương chống Trung Quốc, cam kết chấm dứt một số dự án lớn của Bắc Kinh tại Sri Lanka ra đời theo sáng kiến "Vành đai và Con đường".

Đây là kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc nhằm mở rộng ảnh hưởng toàn cầu thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và giao thương theo "Con đường Tơ lụa Mới".

ngoai giao phat giao kieu tq va xa lo toi giac ngo o sri lanka

Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp đón Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena năm 2015. (Ảnh: AFP)

Theo chuyên gia Arun Tambimuttu, cố vấn cựu tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa, người Trung Quốc lẽ ra có thể tức giận bỏ đi, để lại các dự án gây tranh cãi, nhưng thay vì thế họ chọn cách tiếp cận bình tĩnh, mưa dầm thấm lâu.

"Họ chọn cách tái đàm phán mọi thỏa thuận và quyết tâm bám trụ tại đây", ông Tambimuttu nói.

Sri Lanka đã trở thành người chơi quan trọng trong kế hoạch "Vành đai và Con đường" nhờ vào các cảng biển nằm ở vị trí chiến lược giáp Ấn Độ Dương. Những nhà hoạch định chính sách ở Colombo, thủ đô đảo quốc, có nhận thức sâu sắc về điều này.

"Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Sri Lanka đang tăng nhưng khả năng Sri Lanka mới là bên lèo lái mối quan hệ đó không thể xem thường", Jack Goodman, nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Khu vực ở Sri Lanka, nhận xét.

Sự ủng hộ về mặt chính trị của Trung Quốc tại Sri Lanka luôn nhất quán, bất chấp việc hai bên thỉnh thoảng bất đồng về các dự án hạ tầng vốn đè lên gánh nặng nợ của Sri Lanka, hiện ở mức 47 tỷ USD.

Trung Quốc là đồng minh quan trọng của Sri Lanka trong lịch sử gần đây. Chuyên gia Tambimuttu nói Trung Quốc đảm bảo chủ quyền của Sri Lanka, điều mà Colombo suýt đánh mất, bằng việc cung cấp cho ông Rajapaksa vũ khí và vỏ bọc ngoại giao để đánh bại phiến quân "Những Con hổ Tamil", chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 27 năm.

Chính ông Rajapaksa đã làm một việc táo bạo là tiếp cận Trung Quốc để xin chi viện vũ khí trong khi những nước vốn có truyền thống viện trợ cho Sri Lanka quay lưng lại với nhà lãnh đạo vì vấn đề nhân quyền.

ngoai giao phat giao kieu tq va xa lo toi giac ngo o sri lanka

Chủ tịch Tập Cận Bình và cựu tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa năm 2014. (Ảnh: AFP)

Ngoại giao Phật giáo

Chính sách "ngoại giao Phật giáo" của Trung Quốc cho thấy phần nào đó sự đảo chiều của "ông lớn" châu Á, vốn không được định hình bằng việc cổ súy đạo Phật trong những thời kỳ hiện đại.

Thực tế, Trung Quốc từng cho phá hủy hàng trăm cơ sở Phật giáo trong những năm 1960-1970, thời kỳ Cách mạng văn hóa.

Song mọi thứ giờ đã là quá khứ. Gần đây, Trung Quốc vừa tổ chức hội nghị về Phật giáo lớn tại địa cấp thị Bảo Kê thuộc tỉnh Thiểm Tây, nơi xá lợi ngón tay Đức Phật được lưu giữ.

"Sẽ là ngạc nhiên lớn nếu trong những năm tới Trung Quốc không đảm nhận việc hồi sinh những di tích Phật giáo tại Sri Lanka", học giả Ấn Độ Sridhar Prabhu viết.

Tất cả là một phần trong chiến lược ngoại giao khéo léo nhưng chủ động của Bắc Kinh đối với các nước châu Á.

Những người khác tranh luận rằng những dự án của Trung Quốc, một cách đáng tò mò, là bất cứ thứ gì nhưng không phải là những thứ được truyền cảm hứng từ đạo Phật.

ngoai giao phat giao kieu tq va xa lo toi giac ngo o sri lanka

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ đón tại sân bay Bandaranaike ở Sri Lanka năm 2014. (Ảnh: AFP)

"Không nghi ngờ gì về việc sức mạnh kinh tế khổng lồ của Trung Quốc khiến chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục để Trung Quốc thực hiện các dự án", Hafeel Farisx, học giả Fulbright tại Colombo, cho hay.

Tuy nhiên, ông nói rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc phụ thuộc sâu sắc vào chính sách ngoại giao vì Bắc Kinh phải tìm cách đứng ngoài những xung đột trên toàn cầu.

Sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc không cần đến can thiệp quân sự vì họ có thể khéo léo tránh va chạm với các cường quốc khu vực để xây dựng quan hệ với các nước Nam Á như Sri Lanka và Nepal.

Dù vậy, Trung Quốc không phải đã luôn là nước có được ảnh hưởng tại khu vực.

"Tất cả những gì cần để điều khiển Nepal khi đó là một vài chai whisky", Constantino Xavier, chuyên gia của Carnegie Endowment for International Peace, cho biết. Ông ám chỉ sự dễ dàng của những nước lớn châu Á như Ấn Độ và Nhật Bản trong việc giành lấy ảnh hưởng với Colombo.

Gió đổi chiều

Thế nhưng, sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Sri Lanka kể từ cuộc bầu cử năm 2015 đã gây sửng sốt.

Bất chấp mọi hành động trong một chiến dịch tranh cử với chủ trương bài Trung Quốc, Bắc Kinh không gặp rào cản trong việc phát triển quan hệ với Colombo.

Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp đón Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena ngay sau khi ông này đắc cử năm 2015. Sau cuộc gặp, ông Tập nói ông thiết tha được phát triển quan hệ chiến lược với Sri Lanka.

Các dự án của Trung Quốc, gần như không có ngoại lệ, đã bị UNP, đảng dẫn đầu liên minh cầm quyền, lên án không thương tiếc là bằng chứng tham nhũng trong cuộc vận động năm 2015.

Colombo Port City, dự án khu vui chơi giải trí mới trị giá 1,4 tỷ USD nằm trên đất lấn biển, bị các chính trị gia UNP gọi là sự liều lĩnh của "một công ty Trung Quốc đáng ngờ đang thu gom các bất động sản giá trị ở Colombo".

ngoai giao phat giao kieu tq va xa lo toi giac ngo o sri lanka

Công trường dự án Colombo Port City. (Ảnh: Reuters)

Nếu đó là nhận thức khi ấy, tại sao bây giờ lại thay đổi?

Khi tương lai của các dự án này có vẻ không chắc chắn, đầu năm 2015, John Lee, một chuyên gia tại Viện Hudson ở Washington, viết:

"Nói thẳng ra thì phát triển quan hệ đối tác chiến lược không phải là điều mà người Trung Quốc thông thạo, nhưng họ sẽ làm tốt hơn thời gian".

Dự đoán đó quá thông tuệ đến nỗi nó có vẻ kỳ lạ khi nhìn lại. Một số nhà ngoại giao cấp cao ở đây gọi các sáng kiến ngoại giao của Trung Quốc tại Sri Lanka là một "kế hoạch Marshall", chương trình của Mỹ nhằm tái thiết châu Âu sau Thế chiến II.

Những người khác nói rằng chính sách ngoại giao Phật giáo của Trung Quốc gợi nhớ đến chiến lược do Tổng thống Mỹ Richard Nixon dẫn dắt, dùng Phật giáo như một cách trấn áp chủ nghĩa cộng sản ở châu Á trong những năm 1970.

Cho dù chiến lược này được nhìn nhận như thế nào, người Trung Quốc đã và đang xây dựng những tình bạn hữu ích ở châu Á, bên cạnh tất cả cảng, cầu và xa lộ.

ngoai giao phat giao kieu tq va xa lo toi giac ngo o sri lanka Vụ một cặp đôi người Việt bị đâm chết trong khách sạn: Bộ Ngoại giao lên tiếng đảm bảo quyền và lợi ích của công dân Việt Nam

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tăng cường hợp tác với các nhà chức trách Mỹ để tìm ra nguyên nhân của vụ việc một cặp ...

ngoai giao phat giao kieu tq va xa lo toi giac ngo o sri lanka Bộ Ngoại giao trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho bà Lý Nhã Kỳ

Ngày 30/5/2018, ông Nguyễn Minh Vũ, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Cục trưởng Cục Lãnh sự, đã trao Giấy Chấp nhận lãnh sự ...

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.