Người chuyển giới: Bao giờ hết ‘phận’ một người, hai tên?

Mười năm qua, biết bao người chuyển giới phải vượt qua áp lực, thị phi và cả những đau đớn về tinh thần và thể xác để được sống đúng với giới tính của mình. Giờ thì họ lại đang sống song hành cùng 2 cái tên: Trên chứng minh thư - giới tính (nam hoặc nữ) và  ở cuộc sống hàng ngày với tên gọi rất “nữ tính” hoặc “nam tính” khác hẳn trên giấy tờ… 
nguoi chuyen gioi bao gio het phan mot nguoi hai ten

Lan Trinh hiện tại.

Một con người, hai tên gọi, hai số phận

Lan Trinh - Cô gái chuyển giới miền Tây sinh sống tại TP HCM lần đầu được đi máy bay ra Hà Nội tham dự “Hội thảo chuyển giới: Những vấn đề xã hội và pháp lý” tại Hà Nội ngày 2/6 vừa qua đã hồ hởi kể về chuyện mình “thoát” được kiểm soát tại sân bay ngoạn mục như thế nào. Lan Trinh đưa ra chứng minh thư của một cậu con trai, tên Nguyễn Thái Duy khác xa so với bề ngoài hiện tại của cô: “Chị nhìn em thế này thì cán bộ sân bay giữ không cho em bay cũng có lý của họ. May mà em năn nỉ, cuối cùng đã cho em lên máy bay. Nếu không, em cũng không biết làm thế nào”.

Vậy còn khi về nữa, liệu có gặp may được như thế không?

Lan Trinh: Sắp đến giờ ra sân bay rồi, em vẫn hồi hộp lắm.

nguoi chuyen gioi bao gio het phan mot nguoi hai ten

Chứng minh thư của Lan Trinh.

Mia Nguyễn - Chuyên viên tham vấn tâm lý đang hành nghề tại Úc và Việt Nam, nhân viên Bộ Xã hội Australia từng kể câu chuyện của mình: "12 năm nay tôi phẫu thuật chuyển giới. Tôi có nhận con nuôi 12 năm nay nhưng trong giấy tờ tôi là… cha. Tôi tên là Nguyễn Công Đức. Tôi không dám đi họp phụ huynh... Tôi đã lấy chồng, song trong giấy tờ tôi vẫn không được thừa nhận. Cuộc sống của người chuyển giới khó khăn vì không ai được pháp luật bảo hộ. Luật chuyển đổi giới tính chưa có, liệu có công bằng cho cuộc đời chúng tôi, cho chồng, cho con...”.

Giống như nhiều người chuyển giới, chuyện của Vũ Hoàng Mai Châu (trưởng nhóm Người chuyển giới RUBY tại Hà Nội) cũng đầy éo le. Đi đến quyết định công khai giới tính cô đã phải sống trong thời gian stress rất dài, đấu tranh tâm lý rất lớn. Nhất là, Mai Châu đã lén đi phẫu thuật ngực, song phải một thời gian dài mới dám công khai, trước đó cô thường phải nịt ngực để “giấu” mình. Đến giờ, cô đã vượt qua nỗi đau tinh thần vì có thời điểm, cô gần như bị gia đình chối bỏ, còn nỗi đau thể xác sẽ kéo dài đằng đẵng, có thể sẽ đi hết cuộc đời.

Nhớ lại những ngày đầu tiên tìm đến hoormone để tiêm cho bản thân, Mai Châu cho biết, cứ một tuần một lần, Mai Châu phải chịu cảnh đau đớn vì áp xe sau tiêm. Nếu không tìm được bạn cùng giới có nghề, họ sẽ phải tự tiêm cho mình. “Chúng tôi biết là mình liều, nhưng khi tiếp cận dịch vụ y tế khó, nhất là việc sử dụng hoormone hiện nay là “phi chính thức”, nên dù có phải chịu đau đớn, bị áp xe, thậm chí có thể đối mặt với “cửa tử” nếu tiêm nhầm vào máu, nhưng chúng tôi hầu như đều đã chấp nhận mạo hiểm”.

May mắn hơn nhiều bạn bè cùng giới, giai đoạn sau nay Mai Châu thuộc nhóm 25,2% những người đang sử dụng hoormone đến tiêm tại cơ sở y tế hoặc được người có chuyên môn tiêm cho. Dù không được cam kết gì về vấn đề sức khỏe, nhưng Mai Châu biết, mình có sự tiếp cận tốt hơn nhiều người khác, khi hơn một nửa số người sử dụng hoormone có nguồn trôi nổi, từ người bán trên mạng Internet hoặc các cá nhân không có gì đảm bảo...

Chuyện của Hương Giang Idol sống dưới tên con trai cả thời niên thiếu và cả hiện tại cũng gây ngạc nhiên cho nhiều bạn chuyển giới nước ngoài. Chuyện cô sau khi lén gia đình đi nâng ngực, đã phải “trốn” trên gác suốt nhiều tháng trời để tránh bị bố phát hiện giới tính thật của mình. Với sự “đồng lõa” của mẹ và chị gái, Hương Giang Idol đã “tránh” được sự nghi ngờ của gia đình, họ hàng… cho tới khi cô quyết định sống là chính mình - xuất hiện tại show truyền hình thực tế Vietnam Idol.

Sống thật không có nghĩa phải phẫu thuật

Có nhiều người không chọn phẫu thuật, chỉ chọn cách công khai giới tính của mình; thậm chí, số lượng chọn không phẫu thuật ở chuyển giới nam (từ nữ sang nam) nhiều hơn.

Nhiều người chọn phẫu thuật, có thể ở nước ngoài hay Việt Nam, con số có thể tự chi trả can thiệp ngoại khoa chỉ chiếm 40% số người muốn chuyển giới vì chi phí quá lớn. Và trong số đó, chỉ có 40% người có đủ tiềm lực sang nước ngoài phẫu thuật, còn lại, 37,14% sử dụng dịch vụ của cơ sở y tế/bệnh viện tư nhân; 14,29% sử dụng dịch vụ của cơ sở y tế/bệnh viện nhà nước và 8,58% thực hiện can thiệp tại cơ sở y tế/bệnh viện quốc tế tại Việt Nam.

Hành trình để có được ngoại hình đúng với bản dạng giới như mong muốn như Hương Giang, Lâm chi Khanh… đòi hỏi họ có rất nhiều bản lĩnh và can đảm. Song còn nhiều người chuyển giới lo lắng sức khoẻ bị ảnh hưởng, sự mất kiểm soát khi phẫu thuật hay sử dụng hoormone hoặc không đủ chi phí hay đơn giản là không muốn tiến hành can thiệp y học để chúng minh bản dạng giới của mình nên đã không chọn bất kỳ hình thức can thiệp nào.

Còn, khi chọn phẫu thuật, các bạn đều phải chuẩn bị tâm thế đối diện với một quá trình nhiều nước mắt, nhiều đau đớn, nhiều trầm cảm và thậm chí là cả một sự hy sinh lớn về tình cảm gia đình, về sức khỏe bản thân… Những người chuyển giới khao khát được thừa nhận, được làm lại toàn bộ giấy tờ tùy thân. Họ khao khát quyền được sống hạnh phúc, được đăng ký kết hôn đúng với giới tính của mình…

Ở Việt Nam và một số nước Luật chuyển đổi giới tính chưa thực thi nên vẫn còn quá nhiều rào cản để các bạn chuyển giới phải đấu tranh… Không phải tiếp tục đấu tranh với mình hay cần sự đồng cảm của xã hội… thì là đấu tranh với thủ tục giấy tờ, với sự công nhận một cách hợp pháp. Dù ngày mai, bạn mang giới tính hoàn toàn khác biệt nhưng giấy tờ chứng minh bản thân, lại đối nghịch với vóc dáng và con người hiện tại.

Như lời Mia Nguyễn nói: “Hãy thấu cảm và lắng nghe, đặt vào hoàn cảnh của chúng tôi... Xem chúng tôi đang đối mặt với cuộc sống như thế nào. Nhiều người đang phẫu thuật chui, đang bị bỏ rơi đâu đó, đâu đó rất nhiều thứ đằng sau không chấp nhận được... Mong hãy nghĩ đến tính cấp thiết của luật chuyển đổi giới tính. Hay không hiểu hết nỗi lòng của người chuyển giới nên chưa cấp bách, chưa cần thiết? Không hiểu sẽ còn 1 năm, 2 năm, 3 năm nữa, vì tôi đang nhìn thấy được chị em của mình, anh em của mình có nhiều người đi (phẫu thuật) không về...”.

nguoi chuyen gioi bao gio het phan mot nguoi hai ten

Mia và chồng- Cặp đôi có cuộc sống gia đình hạnh phúc.

Y tế Việt Nam đã sẵn sàng, nhưng Luật thì chưa

Trên thế giới, tính đến tháng 10/2017, có 71 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã hợp pháp hóa việc thay đổi giới tính trên giấy tờ. Hiện nay, y tế Việt Nam đã sẵn sàng cho những cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoặc thực hiện tiêm hoormone cho những người muốn chuyển đổi giới tính. Nhưng, để hợp pháp hóa hoạt động y tế này, vẫn còn vô cùng gian nan.

TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng Khoa Phẫu thuật - Tạo hình - Thẩm mỹ (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu phẫu thuật chuyển đổi giới tính khi pháp luật cho phép. Bộ Y tế cũng đã thẩm định và cho phép một số bệnh viện như Việt Đức, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện can thiệp y tế xác định lại giới tính.

Ths, BS Ngô Hải Sơn, Khoa Phẫu thuật - Tạo hình - Thẩm mỹ (Bệnh viện Việt Đức) phân tích, người chuyển giới có thể gặp nhiều rủi ro khi can thiệp y học. Do đó, trước khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cùng với người chuyển đổi giới tính chuẩn bị đầy đủ lâu dài về tâm lý, thể chất, nội tiết tố, sống thử trước khi quyết định phẫu thuật.

Trên 500 nghìn người chuyển giới Việt Nam khao khát một hành lang pháp lý, để họ sống được đúng là con người mình, không bị bỏ lại đằng sau và không tiếp tục vô hình trước pháp luật.

Cuộc sống của người chuyển giới hàng ngày gặp đủ khó khăn vì không ai được pháp luật bảo hộ. Nhiều người đang phẫu thuật chui, thậm chí đối mặt với việc bị đe dọa tính mạng vì không được tiếp cận dịch vụ y tế công khai. Họ, cần hơn hết, có một hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình là một người sống đúng pháp luật . Và hơn hết, họ mong ước, Luật sẽ giúp họ không còn bị “kỳ thị”, hay tự kỳ thị chính mình!

nguoi chuyen gioi bao gio het phan mot nguoi hai ten Giật mình khi xem lại ảnh lúc còn là 'con trai' của các nhan sắc chuyển giới nổi tiếng

Mặc dù sinh ra dưới hình hài con trai, nhưng họ đã ''cãi số'' và trở nên nổi tiếng.

nguoi chuyen gioi bao gio het phan mot nguoi hai ten 'Nam thần' chuyển giới Tú Lơ Khơ bất ngờ tổ chức lễ cưới cùng nữ doanh nhân

Tú Lơ Khơ được biết đến là "nam thần" chuyển giới nổi tiếng trong cộng đồng LGBT Việt và Đông Nam Á. Mới đây, thông ...

nguoi chuyen gioi bao gio het phan mot nguoi hai ten Đám cưới hạnh phúc của cặp đồng tính nam tại Mỹ

Một cặp đôi đồng tính nam đã tổ chức hôn lễ đẹp như mơ vào đầu tháng 6 vừa qua. Những hình ảnh từ đám ...

nguoi chuyen gioi bao gio het phan mot nguoi hai ten 4 mỹ nam nổi tiếng mạng xã hội vì 'đẹp hơn hoa' khiến chị em phải phát hờn

Sở hữu khuôn mặt thanh tú, thon gọn, chiếc mũi cao làn da trắng và thân hình nhỏ nhắn, những mỹ nam Trung Quốc này ...

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.