(Hình minh họa. Nguồn: South China Morning Post).
Người lao động nông thôn đến từ các miền tỉnh lẻ chiếm phần lớn lực lượng lao động ở các thành phố lớn tại Trung Quốc, ước tính có khoảng 300 triệu người lao động đã di cư đến các vùng khác của đất nước này để làm việc.
Họ là nguồn cung lao động chủ yếu cho các công việc nặng nhọc "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", hay những công việc đòi hỏi ít chuyên môn, bằng cấp với lương bộc ít ỏi và phúc lợi hạn chế.
Do sự lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19, các thành phố tại Trung Quốc bị phong tỏa, các nhà máy và xí nghiệp sản xuất ngưng hoạt động kéo dài, khiến cho cuộc sống của người lao động nghèo bị đảo lộn.
Không có nguồn thu nhập thường ngày từ công việc, cộng với chi phí sinh hoạt gia tăng do nhu cầu thị trường tăng vọt, nhiều người lao động không trang trải được tiền thuê nhà, rơi vào cảnh sống lang thang trên vỉa hè, gầm cầu. Một số khác khá khẩm hơn thì bị nhồi nhét vào các nhà nghỉ.
Ông Wang, một công nhân nhà máy quê ở Hồ Bắc, từng làm việc ở Thâm Quyến – "thung lũng Silicon" của Trung Quốc, chia sẻ với thời báo New York Times rằng các nhà máy từ chối nhận ông vào làm việc. "Với lí do đến từ vùng tâm dịch Vũ Hán, dù đã thông báo không còn sinh sống ở đây nữa nhiều năm qua", ông thở dài.
"Tôi không có việc làm và chỉ có một mình, bị cô lập và không biết phải làm gì". Khoản tiền của ông chỉ đủ để thuê một căn phòng nhỏ giá 60 USD/tháng, và sống nhờ ăn mì gói.
Một công nhân nhà máy khác ở Trịnh Châu, bà Wen, than thở: "Chúng tôi đang dần mất hết hi vọng, mỗi ngày là một cuộc vật lộn với cuộc sống". Lo sợ bị lây lan dịch bệnh do gia đình, bà Wen đến từ vùng phía nam tỉnh Quảng Đông, bị chủ nhà đuổi vợ chồng và con gái bà ra khỏi nhà trọ.
Từ ngày 23/2, dù tình hình dịch Covid-19 được Trung Quốc xác nhận là còn rất phức tạp, chính quyền Bắc Kinh đã thúc đẩy các tỉnh bắt đầu khôi phục lại các hoạt động sản xuất.
Dù vậy, nhiều thành phố vẫn đang bị phong tỏa, khiến cho những người lao động về quê ăn Tết bị mắc kẹt lại sau kì nghỉ, không thể tham gia sản xuất.
Cảnh người lưa thưa tại ga tàu điện ở Trung Quốc. (Nguồn: Hong Kong News).
Về phía các doanh nghiệp Trung Quốc, dù một số nhà máy đã bắt đầu hoạt động trở lại, năng suất đạt được vẫn ở mức thấp, do khan hiếm lao động quay trở lại làm việc.
Ngoài ra, các nhà máy duy trì đóng cửa cho công nhân nghỉ phép không lương, khiến cho người lao động nông thôn bị mắc kẹt không thể trang trải chi phí sinh hoạt ở các thành phố lớn. Phần nhiều những người lao động này sinh hoạt dựa trên đồng lương ít ỏi, và không có nhiều tiền tiết kiệm.
Ông Yang Chengjun – 58 tuổi, hiện cùng con trai kiếm sống nhờ bán gạo và rau củ tự trồng, cho hay: "Tôi e rằng gia đình tôi chỉ cầm cự được thêm một tháng nữa. Người lao động nhập cư chúng tôi vốn đã phải chịu đựng rất nhiều áp lực, cơn dịch bệnh này là nguyên nhân khiến nó càng nặng nề hơn".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu rằng "Chúng ta phải hóa áp lực thành động lực, hóa khủng hoảng thành cơ hội để khôi phục trật tự sinh hoạt và sản xuất".
Hiện đang sinh sống tại tỉnh Hồ Bắc – nơi có tâm dịch Covid-19 thành phố Vũ Hán, là khoảng một triệu người lao động xa quê.
Những người công nhân ở đây e ngại kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề kéo dài nhiều tháng, và thậm chí còn có thế lâu hơn.
Ông Huang Chuanyuan 46 tuổi là công nhân ở Hồ Bắc cho biết ông không thể đi làm và buộc phải dừng mua thịt để tiết kiệm.
"Tôi không dám nghĩ về tương lai" ông tuyệt vọng.
(Nguồn ảnh: The New York Times)
Chính quyền tỉnh Hồ Bắc hiễn vẫn đang tất bật thực hiện các công tác ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh. Tất cả mọi nguồn lực đều được tập trung vào việc chống dịch. Vì vậy, chính quyền địa phương đã không thể đáp ứng được các yêu cầu hỗ trợ từ các doanh nghiệp trên địa bàn.
Với hệ thống hộ khẩu hiện tại, người dân Trung Quốc dù đã chuyển nơi sống sang một thành phố/ tỉnh khác qua nhiều năm, vẫn bị coi là người ngoài tại chính nơi họ đang ở. Ngoài ra, các tiện ích và phúc lợi xã hội như chăm sóc y tế, trường học và hưu trí cũng hạn chế hơn người khác.
Số người lao động nhập cư tại các thành phố lớn khi xuất hiện các triệu chứng bị nhiễm dịch cũng không thể tiếp cận được đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe với giá cả hợp lí.
Dù tất cả người dân bị dịch Covid-19 mới đều tài trợ chi phí điều trị, các bệnh viện với nguồn lực có hạn rơi vào cảnh thiếu thốn trầm trọng. Để được điều trị, các công nhân bắt buộc phải trả viện phí.
Theo nhiều nguồn tin tại Trung Quốc, một số thành phố yêu cầu cách li những người từ nơi khác đến.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020