Người LGBT có hay không nên 'come out' tại nơi làm việc?

Vấn đề có hay không nên "come out" ở nơi làm việc hiện vẫn là mối quan tâm của rất nhiều người trong cộng đồng LGBT bởi rào cản tâm lý, giới tính và sợ bị kỳ thị.

Hiện chưa có một tiêu chuẩn nhất định về vai trò của cộng đồng LGBTQ ở các vị trí vai trò lãnh đạo và người lao động, tuy vậy các công ty trên toàn thế giới đang chú ý đến vấn đề đa dạng này nhiều hơn.

Theo GSN, thống kê của Human Rights Campaign (HRC) – một tổ chức chuyên về quyền của người LGBT - đã công bố một báo cáo mang tên A Workplace Divided: Understanding the Climate for LGBTQ Workers Nationwide (tạm dịch: “Sự phân chia tại nơi làm việc: Hiểu thêm về môi trường dành cho lao động LGBT trên toàn quốc”) cho thấy, gần 50% người LGBT tại Mỹ hiện vẫn không dám công khai xu hướng tính dục hay bản dạng giới thật của mình tại nơi làm việc mặc dù đây được coi là quốc gia thân thiện và cởi mở đối với cộng đồng LGBT.

Tại Việt Nam, những người trong cộng đồng LGBTQ hiện vẫn tham gia vào các vai trò, vị trí trong nhiều lĩnh vực công việc khác nhau.

nguoi lgbt co hay khong nen come out tai noi lam viec

Tại hội thảo "Công sở bình đẳng - Niềm tự hào của chúng ta" diễn ra tại TP. HCM vừa qua xoay quanh các câu chuyện thực tế của những nhà quản lý - từ các tập đoàn đa quốc gia cho đến những công ty trong nước - và người lao động. Tại sự kiện, có rất nhiều ý kiến, các chia sẻ thắc mắc về việc có nên "come out" hay không đối với những người trong cộng đồng LGBTQ+.

Anh Thanh Hugo – là người Pháp gốc Việt, có kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong môi trường quốc tế trong ngành khách sạn và du lịch cao cấp. Hugo cũng đã công khai là người đồng tính nam vào những năm đầu của tuổi 20.

Anh chia sẻ: "Theo tôi việc "come out" vẫn rất là quan trọng bởi rất nhiều lý do. Khi những người xung quanh biết là gay thì họ sẽ không nói những câu nói bông đùa. Còn nếu không biết bạn là gay thì đôi khi họ nói những câu nói đùa vô tình trở thành điều xúc phạm, nhất là với những người nhạy cảm, điều đó cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý.

nguoi lgbt co hay khong nen come out tai noi lam viec

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất vẫn là những câu chuyện mà bản thân nhiều người luôn tự dựng lên cho mình bởi họ luôn sợ người khác phát hiện mình là người trong cộng đồng LGBT khi cố che giấu. Họ sợ rằng khi chưa "come out" như vậy mà bất ngờ ba mẹ biết thì sẽ ra sao, công việc của mình có bị ảnh hưởng không, mọi người đối xử với mình ra sao... Những nỗi sợ của chính bản thân nó lớn hơn rất nhiều so với những tác động bên ngoài".

Một số ý kiến là đại diện doanh nghiệp cũng thẳng thắn cho biết rằng môi trường việc làm việc luôn mở rộng việc "come out" của những người lao động. Và trên thực tế, một số doanh nghiệp họ không quan trọng hay yêu cầu nhân sự của mình phải "come out" bởi đó là quyền riêng tư của mỗi cá thể.

Khi doanh nghiệp tạo môi trường làm việc thì tất cả người lao động đều được tôn trọng. Hiệu quả công việc mới là thước đo năng lực của người lao động chứ không phải là yêu tố về giới tính. Khi người lao động "come out" thì các doanh nghiệp cũng sẽ biết được nguyện vọng và mong muốn của họ để có thể đáp ứng.

Điều quan trọng là chính bản thân mỗi người hãy tự vượt qua những rào cản của chính mình. Trên thực tế, trong một xã hội hay một tập thể thì luôn có những người yêu quý và ghét người khác. Không ai yêu quý bạn bằng những người thân trong gia đình và chính bạn.

Chị Đinh Hồng Hạnh - luật sư tự do và tham gia vào các cơ chế bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam chia sẻ, hiện chưa có tiền án nào mà người lao động ở Việt Nam kiện chủ lao động hoặc đồng nghiệp của mình bởi hành vi kì thị và phân biệt đối xử.

Nếu người lao động thuộc cộng đồng LGBT gặp những vấn đề về sự phân biệt đối xử, không được hưởng các chính sách công được áp dụng cho tất cả mọi nhân sự thì hãy chủ động tìm đến các cơ chế như khiếu nại tới công đoàn hoặc bộ phận hành chính.

Chị Ngô Lê Phương Linh - đại diện dự án Work with Pride, thuộc trung tâm ICS chia sẻ: "Việc "come out" là sự lựa chọn của cá nhân. Bạn muốn giữ những điều mà bản thân đang có khi thấy sự an toàn, đảm bảo lời ích đang có thì hoàn toàn không cần thiết phải công khai. Hoặc bạn cũng có quyền lên tiếng, chia sẻ, hoặc xa hơn là đấu tranh cho quyền của mình. Vấn đề không còn nằm ở việc có phải "come out" hay không mà là cách lựa chọn của bạn như thế nào".

nguoi lgbt co hay khong nen come out tai noi lam viec Sao nam 'Diên hy công lược': Người bị nghi yêu đồng tính, kẻ bị tố đánh bạn gái

'Càn Long' Nhiếp Viễn từng lộ ảnh hôn bạn cùng giới, 'Phó Hằng' Hứa Khải có hành vi bạo lực với người yêu cũ.

nguoi lgbt co hay khong nen come out tai noi lam viec Những hình ảnh đầy cảm xúc tại Quảng Ninh Pride 2018

Diễn ra vào đúng thời điểm bão số 4 đổ bộ nhưng Quảng Ninh Pride 2018 vẫn đưa người tham gia trải qua đủ các ...

nguoi lgbt co hay khong nen come out tai noi lam viec Chia sẻ quan điểm thiệt thòi lớn nhất của người đồng tính của vlogger 'Giang ơi' được nhiều người ủng hộ

Thẳn thắn, cá tính, cách trò chuyện giản dị nhưng rất cuốn hút và giàu năng lượng, vlogger ''Giang ơi'' đã nhận nhiều sự ủng hộ ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.