Người Ý đang sống như thế nào những ngày đất nước bị phong tỏa?

Cuộc sống đảo lộn một cách nhanh chóng, tuy nhiên người Ý vẫn giữ được tinh thần lạc quan và cổ vũ nhau cùng vượt qua dịch bệnh.
Italy - Ảnh 1.

Quảng trường Piazzale Michelangelo, Florence, ngày 10/3. (Ảnh: AFP).

Cho đến ngày 3/4, người dân Italy sẽ không được tụ tập nơi đông người, có các chuyến đi du lịch không cần thiết, đám cưới, đám tang, ngồi trong quán cà phê, lui tới phòng tập gym, hay tới trường học. Và kể từ thứ Năm tuần trước đã có lệnh yêu cầu người dân không nên rời khỏi nhà trừ khi thực sự cần thiết.

Cả thế giới đang hướng về Italy do nước này giờ là ổ dịch lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc. Nhưng hiện Trung Quốc đang kiểm soát được dịch bệnh và số ca nhiễm mới giờ đã giảm đi đáng kể.

Theo  Reuters, tổng số ca nhiễm Covid-19 tại nước này tăng lên 35.713, từ 31.506 của một ngày trước đó, tức tăng 13.35%. Số ca tử vong lên tới 2.978, tăng 19%. Trong ngày 18/3, Ý có 4.025 ca bình phục, cao hơn đáng kể so với 2.941 ca của ngày trước.

Nhiều người đang tự hỏi trước lệnh phong tỏa cả đất nước, người dân Italy sẽ ra sao. Góc nhìn từ The Local, sẽ cho mọi người thấy rõ hơn cuộc sống của người dân Italy trong chuỗi ngày đấu tranh với dịch bệnh.

Florence

G. Adriana Urbano, một nhà báo người Anh gốc Italy, đã miêu tả trải nghiệm của cô về việc kiểm dịch tại thành phố Florence: 

"Tôi nghĩ rằng chúng ta đã đánh giá quá thấp việc này. Dịch bệnh đã đặc biệt gây áp lực lên hệ thống y tế quốc gia.

Lúc có thông tin cập nhật về gia đình ở miền bắc Italy bị nhiễm bệnh, nó đã khiến tôi cực kì lo lắng. Khi một khu vực rộng lớn bị cách li, mọi người đã di chuyển xuống phía nam để về với gia đình của họ, khiến cho mối lo ngại về sự lây lan của virus ở nơi có cơ sở hạ tầng yếu kém nhất trở nên trầm trọng hơn. Do đó, tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi đất nước bị phong tỏa.

Italy - Ảnh 2.

Một tờ thông báo chỉ dẫn rằng các địa điểm du lịch bị đóng cửa, do các biện pháp phong tỏa ngăn ngừa dịch bệnh. (Ảnh: AFP)

Ngày đầu tiên trôi qua là một ngày Chủ Nhật dài vô tận, nhưng chẳng mấy chốc, cuộc sống trở nên dễ dàng hơn nhờ mạng kĩ thuật số. Các nền tảng làm việc từ xa được kích hoạt và những từ ngữ như "Skyperitivo" (Skype + aperitivo) đã trở thành một trong những biệt ngữ của chúng tôi. Xã hội giờ đây đã hoàn toàn trực tuyến.

Trong vài ngày, các đường phố trong khu vực chúng tôi đang sống khá vắng vẻ.Tuy nhiên, sự vắng lặng của nó bị phá vỡ bởi những tiếng nô đùa của những đứa trẻ con phía sau sân nhà.

Hát tập thể sớm trở thành trào lưu phổ biến tại đây. Ở trong căn hộ, tôi rất lo lắng cho các nhân viên làm việc theo ca, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và tất cả những người đang phải gồng mình chống dịch. Nên vào ngày thứ hai cách li, tôi đã hát một mình từ cửa sổ. 

Ngày trôi qua, mọi người bắt đầu hát cùng tôi, những bài hát nhỏ đã trở thành một cuộc hẹn hàng ngày. Những bài hát giữ cho tinh thần của chúng tôi dâng cao. Ngày mai, chúng ta sẽ phải suy nghĩ về những gì cần thay đổi để làm cho đất nước này công bằng hơn".

Rome

Rhys Talbot, một sinh viên ngành báo chí, ghi nhận từ "Thành phố vĩnh cửu" - Rome:

"Mặt tiêu cực của lệnh phong tỏa đó là nó thu hẹp thế giới của bạn. Từ việc đang đi làm tại một hãng du lịch ở Rome - dành cả ngày dạo quanh trung tâm bằng xe đạp, qua lại gặp gỡ đồng nghiệp, khách hàng và bạn bè từ Vatican đến Colosseum. Thế giới của tôi thu hẹp lại: ở trong một căn hộ hai phòng ngủ trên khu phố Ostiense và chỉ tới siêu thị cách nhà 30 mét.

Là một khu vực bị ảnh hưởng tương đối nhẹ, việc phong tỏa thành phố Rome là một cái gì đó hơi xa vời. Đi ra ngoài đeo khẩu trang dường như có gì đó hơi quá, các quán bar vẫn bị áp đặt nhiều quy định, dòng xe cộ trên đường Via Ostiense vẫn đông đúc hơn bao giờ hết. Bây giờ tôi sẽ sắp xếp thời gian đi mua sắm để tránh chạm mặt hàng xóm trên cầu thang, và nín thở khi đi ngang qua những người mua sắm khác".

Italy - Ảnh 3.

(Ảnh: AFP)

Venice

Rebecca Ann Hughes, một nhà báo kiêm blogger tại La Brutta Figura, cho biết những suy nghĩ của cô từ một thị trấn bên ngoài thành phố Venice:

"Trong những ngày đầu có lệnh phong tỏa, mọi thứ yên bình hơn, do mọi người có thể liên lạc với nhau qua mạng xã hội. Nhưng sau một tuần không "aperitivo" với bạn bè, không có cà phê nhanh tại quán bar yêu thích trên đường đi làm, và không có lời chào thân mật khi đi xuống những con phố chính của thị trấn, những ngày buồn tẻ ở nhà trở nên đáng lo ngại hơn.

Italy - Ảnh 4.

Một nhân viên vệ sinh đang phun khử trùng trên cây cầu Rialto vắng vẻ ở Venice. (Ảnh: AFP)

Tôi bắt đầu nhận ra sự tương tác xã hội dù nhỏ nhặt nhưng lại rất quan trọng. Giả dụ như nói chuyện với nhân viên pha chế và người đi bar thường xuyên, với nhân viên thu ngân trong siêu thị, với người phụ nữ lớn tuổi hét lớn câu "Brava!" từ cửa sổ khi tôi đi bộ.

Mặc dù vẫn phải trải qua những ngày bị phong tỏa, nhưng tôi vẫn luôn suy nghĩ tích cực rằng mọi thứ sẽ tốt hơn sau khi lệnh phong tỏa hết hiệu lực".

Verona

Richard Hough, một nhà báo trong khu Veneto, chia sẻ một đoạn trích từ blog của mình:

"Với tình hình hiện giờ, việc đi vứt rác lại trở thành một cơ hội hiếm có để mọi người có thể ra khỏi nhà, đi qua sân và ra ngoài đường bên dưới. Kể cả không có nhiều rác, tôi vẫn lấy cớ để đi ra ngoài, dừng lại và lắng nghe sự im lặng hoàn toàn trong khu phố quen thuộc của chúng tôi trong thời điểm này.

Đi siêu thị cũng là một cơ hội hiếm hoi khác để đến với thế giới bên ngoài. Trên đường đi, tôi nhận thấy một nhóm người đứng cách người phía trước một quãng xa. Khi tôi đến gần hơn, tôi nhận ra người ta đang xếp hàng ở trạm xe buýt. Khoảng 10 hoặc 15 người, đa số có đeo khẩu trang, xếp hàng cách nhau một mét. Đó là một cảnh tượng đáng kinh ngạc.

Italy - Ảnh 5.

Những khách mua hàng đứng giãn cách nhau khi xếp hàng bên ngoài một siêu thị. (Ảnh: AFP)

Những người xếp hàng chờ rất bình tĩnh, tỉnh táo. Bên trong siêu thị hoàn toàn không bị thiếu hụt các mặt hàng, và không có bất kì sự hoảng loạn khi mua hàng. Dựa trên những gì tôi thấy cho đến nay, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chuỗi cung ứng vẫn sẽ trụ vững và mọi người sẽ hành xử có trách nhiệm.

Cuối tuần đầu tiên của lệnh phong tỏa trôi qua không giống như bất kì điều gì tôi từng trải qua. Nhưng cũng có một số điều thân thuộc. Tôi xem phim và ăn bỏng ngô với những đứa trẻ. Ăn pizza và uống bia vào tối thứ Bảy. Chủ nhật, chúng tôi thưởng thức cà phê trên ban công đầy nắng.

Sau bữa trưa, chúng tôi chơi bóng đá còn vợ tôi xuống gara để rửa xe. Còn điều gì có thể bình thường hơn thế?".

Parma

Doyin McArthur, một người Anh sống ở vùng Emilia-Romagna, giải thích lí do tại sao cô được chuyển đến thành lập một quỹ để hỗ trợ Hội Chữ thập đỏ Italy.

"Nay là tuần thứ hai của lệnh phong tỏa tại Italy, thành phố Parma yêu dấu của tôi đang vật lộn để đối phó với dịch bệnh; hệ thống y tế đang trong mùa cao điểm, các đơn vị chăm sóc đặc biệt đều có mặt đầy đủ. Các khu vực chữa trị tràn ra ngoài hành lang, lều, bãi đỗ xe, và số ca nhiễm bệnh liên tục tăng. Đó là lí do tại sao tôi đã thiết lập một chiến dịch quyên góp để hướng tới việc giúp đất nước này tự lực ngăn bệnh tật.

Các trường học đã bị đóng cửa kể từ ngày 24/2, lúc đầu mọi người trong đó có cả tôi đều coi đó là một kì nghỉ ngắn ngày. Tôi đưa bọn trẻ đến nhà nghỉ bên bờ biển của chúng tôi ở Liguria, một số người bạn khác của tôi cũng làm điều tương tự. Chúng tôi cảm thấy an toàn ở đó. Chúng tôi rất thích đi dạo trên bãi biển, ăn uống và aperitivo mỗi đêm, vì không ai quan tâm đến dịch bệnh.

Sau đó, vào ngày 7/3 chính phủ đã mở rộng vùng đỏ. Nhiều người trong số chúng tôi đã tự hỏi làm thế nào khi bị giam lỏng ở nhà. Tôi lựa chọn công việc là nấu ăn và ăn nhiều hơn, tôi làm bánh và tất nhiên là uống nhiều rượu hơn. May mắn là tôi đã dự trữ thực phẩm trước khi có lệnh cấm!

Italy - Ảnh 6.

(Ảnh: Doyin McArthur)

Chắc chắn, việc này sẽ rất khó khăn đối với trẻ em, tôi có một đứa 4 tuổi và một đứa 15 tháng tuổi, nhưng chúng tôi khá may mắn vì còn có một khu vườn để có thể dành thời gian bên nhau ngoài trời. Nhiều người khác thì không may mắn được như vậy. Mọi thứ rất khác so với những gì chúng ta từng biết, cuộc sống giàu có của người Italy giờ trở nên nhạt nhòa, đường phố thì vắng vẻ không một bóng người".

Marche 

Từ ngôi làng của mình ở vùng nông thôn Marche, nhà văn Mark Hinshaw cho chúng ta góc nhìn về cuộc sống bị cách li nơi đây.

"Chúng tôi vừa nhận được thông tin có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên trong làng. Đó là con gái lớn của một dược sĩ. Cô ấy là phụ tá cho người cha, tôi nghĩ có khả năng cô ấy đã nhiễm bệnh từ một khách hàng hoặc một người giao hàng nào đó. Cửa hiệu thuốc cách nhà chúng tôi 30 mét. Khoảng cách này thật không thể nào gần hơn.

Tôi thuộc nhóm những người dễ bị tổn thương với dịch bệnh nên vợ tôi đã đi ra ngoài vài ngày trước để mua đồ tạp hóa. Đường phố khá là vắng vẻ. Thi thoảng, chúng tôi thấy một vài người đi bộ để tập thể dục.

Chúng tôi đọc sách, xem phim, viết lách, nghe nhạc, theo dõi bạn bè trực tuyến và nấu những bữa ăn ngon. Vợ tôi thì học guitar, còn tôi thì học tiếng Italy nhiều hơn.

Như ai đó đã nói gần đây trên mạng xã hội: 80 năm trước, cha ông chúng ta đã được kêu gọi để dành 4 năm cho chiến tranh. Hôm nay chúng ta được kêu gọi để dành 4 tuần trên ghế sofa. Chúng ta nên hoàn thành nhiệm vụ này".

Italy - Ảnh 7.

Đường phố Mark vắng vẻ ở vùng Marche. (Ảnh: Savina Bertollini)

Puglia

Ở phía đông nam Italy, công dân Mỹ tên Anne Rose chia sẻ một đoạn trích từ blog của cô như sau:

"Khi tôi viết bài này, Italy đang thực hiện lệnh phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của chủng virus mới. Gia đình và bạn bè của tôi ở Mỹ rất quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn của chúng tôi, nhưng thẳng thắn mà nói, tôi quan tâm đến họ nhiều hơn.

Bạn bè của tôi cho rằng tại đây cũng có sự hỗn loạn tương tự như những gì họ thấy ở nhà: Từ các kệ hàng tạp hóa trống rỗng cho đến cãi lộn về hàng hóa và tích trữ. Tuy nhiên, việc đó không ở miền nam nước Italy này.

Khía cạnh khó khăn nhất của việc phong tỏa toàn quốc là sự xa cách xã hội. Người Italy là những người thân mật: Họ thích được ở bên gia đình và bạn bè, chạm vào họ, nói chuyện với họ. Cuộc sống ở đây xoay quanh gia đình và cộng đồng.

Một người phụ nữ Mỹ đã viết rằng "loại virus này đã khiến cho Italy phải quỳ gối đầu hàng". Nó thể hiện một con người, một dân tộc, một đất nước đã lùi bước trước khó khăn, thiếu đi ý chí và tinh thần.

Tuy nhiên, người dân nơi đây không làm như vậy. Họ đứng trên sân thượng, vẫy tay và hét lên khích lệ hàng xóm. Họ cất tiếng hát vọng qua những cửa sổ mở và từ ban công, để cổ vũ tinh thần của mọi người. Băng rôn ghi khẩu hiệu "Andra tutto bene” (Rồi mọi thứ sẽ ổn thôi) là lời kêu gọi ủng hộ rõ ràng trong những ngày này.

Họ có thể bị tách rời khỏi gia đình và bạn bè, nhưng họ đang cùng chung sức và đoàn kết trong kiên cường và sự tin tưởng".

Italy - Ảnh 8.

Người dân treo biển hiệu "Rồi mọi thứ sẽ ổn thôi!" từ ban công tại nhà để cổ vũ tinh thần chống dịch. (Ảnh: AFP)

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.