Italy đóng cửa toàn bộ cửa hàng và nhà hàng vì Covid-19, trừ siêu thị và nhà thuốc

Trước tình cảnh số ca tử vong vì virus corona tăng vọt, Italy đã yêu cầu đóng cửa tất cả cửa hàng và dịch vụ không thiết yếu.
Thông báo về biện pháp này trong đêm ngày thứ Tư (11/03), Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho biết siêu thị và nhà thuốc sẽ là những nhà bán lẻ duy nhất còn mở cửa ở Italy.

Italy đưa ra biện pháp hà khắc trên khi số ca tử vong do virus corona tăng vọt hơn 30% lên hơn 800 người trong ngày thứ Tư (11/03) – mức tăng mạnh nhất kể từ khi dịch khởi phát.

Italy đóng cửa toàn bộ cửa hàng và nhà hàng vì Covid-19, trừ siêu thị và nhà thuốc - Ảnh 1.

Trước tình cảnh số ca tử vong vì virus corona tăng vọt, Italy đã yêu cầu đóng cửa tất cả cửa hàng và dịch vụ không thiết yếu. (Ảnh: CNBC).

Italy hiện đang bị phong tỏa toàn quốc, hạn chế sự di chuyển và hoạt động của cư dân cho đến ngày 03/04/2020.

Ông Conte cho biết đây là lúc để “đưa ra thêm 1 động thái” trong lúc thông báo về việc đóng cửa hầu hết hoạt động thương mại và bán lẻ. Trong đó, quán bar, nhà hàng và thẩm mỹ viện nằm trong số những cửa hàng bị yêu cầu đóng cửa. Các dịch vụ công vẫn còn hoạt động, và hoạt động sản xuất công nghiệp được cho phép tiếp tục, với điều kiện các công ty áp dụng biện pháp an toàn để bảo vệ người lao động và ngăn chặn lây lan.

Thủ tướng Italy cho biết thế giới đang dõi mắt theo cách Italy ứng phó với dịch bệnh.

“Tại thời khắc này, cả thế giới chắc chắn đang dõi mắt theo chúng ta để biết về con số lây nhiễm. Họ nhìn thấy một quốc gia đang rơi vào khó khăn, nhưng cũng đánh giá cao vì chúng ta cho thấy sự nghiêm ngặt và sức đề kháng lớn”, ông Conte cho biết trên Facebook.

Hiện tại Italy đang là quốc gia bị virus corona tác động nặng nề nhất ở bên ngoài Trung Quốc.

“Tôi có lòng tin rằng ngày mai, họ không chỉ dõi theo và ngưỡng mộ cuhngs ta, mà còn lấy chúng ta làm ví dụ tích cực trong việc cố gắng xoay sở để chiến thắng đại dịch này”, ông Conte cho biết.

Tính tới đêm ngày thứ Tư (11/03), Italy ghi nhận 12.462 ca nhiễm và 827 ca tử vong, dựa trên dữ liệu mới nhất từ Đại học Johns Hopkins và Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy. Đáng chú ý, 1 ngày trước đó, Italy chỉ ghi nhận 631 ca tử vong.

Kế hoạch chống đại dịch

Trước đó, ông Conte thông báo Chính phủ Italy sẽ nâng chi tiêu chống dịch bệnh lên 25 tỉ euro (tương đương 28,3 tỉ USD), từ mức 7,5 tỉ euro trong tuần trước.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu trong ngày thứ Tư (11/03). Thế giới ghi nhận ít nhất 118.381 ca nhiễm virus corona trên toàn cầu và 4.292 ca tử vong.

Trong ngày thứ Tư (11/03), Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ sẽ cấm đi lại từ châu Âu đến Mỹ trong 30 ngày, bắt đầu từ đêm ngày thứ Sáu (13/03).

"Để ngăn các ca nhiễm mới vào Mỹ, chúng ta sẽ ngừng tất cả hoạt động đi lại từ châu Âu đến Mỹ trong 30 ngày tới", ông Trump nói.

Theo ông, các nước châu Âu đang ghi nhận số ca nhiễm tăng do chính phủ các nước đã thất bại trong việc ngăn các chuyến bay đi từ Trung Quốc, nơi khởi nguồn của Covid-19.

Biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến 26 quốc gia châu Âu, nhưng miễn cho Anh và Ireland.


chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.