Theo báo cáo ngành của Công ty CP Chứng khoáng SSI, FDI được coi là nhà đầu tư chính vào khu công nghiệp đã có những tín hiệu khởi sắc khi tổng vốn đăng kí cấp mới và vốn tăng thêm trong 4 tháng đầu 2020 đạt 9,8 tỉ USD, tăng 32% so với cùng kì.
Dịch Covid-19 mở ra một bước ngoặt mới, với mục đích giảm thiểu sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng làm gia tăng cấp bách nhu cầu đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh sự phục thuộc quá nhiều vào một quốc gia, sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp lớn như Pegatron, Amazon và Home Depot bắt đầu có hoạt động tuyển dụng và tìm kiếm chuỗi cung ứng, cho thấy Việt Nam là một trong những điểm đến trong quá trình dịch chuyển, bên cạnh các quốc gia tiềm năng khác trong khu vực như Indonesia, Thailand hay Malaysia.
Liên quan đến lĩnh vực này, theo Savills Việt Nam, do ảnh hưởng của Covid-19 với qui mô toàn thế giới, hầu hết các ngành nghề đều chịu thiệt hại. Mặc dù vậy, một xu hướng đầu tư đang dần được hình thành và có thể sẽ bùng nổ trong thời gian sắp tới, đó chính là sự xuất hiện của các vốn đầu tư ở trong nước cũng như là vốn ngoại vào các khu chế xuất và các khu công nghiệp.
Và trong vòng ba năm vừa qua, bên cạnh bất động sản nhà ở, bất động sản công nghiệp cũng được đánh giá là một phân khúc nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia thị trường Việt Nam.
Theo đơn vị này, có hai lí do để giải thích cho xu thế BĐS công nghiệp được quan tâm nhiều. Thứ nhất là sự ổn định chính trị kèm với sự ổn định về kinh tế, với tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam từ 6,5 đến 6,8%, tăng tương đối đều đều trong nhiều năm.
Thứ hai là tốc độ đô thị hóa cũng tương đối lớn, hệ thống giao thông phát triển, đặc biệt là lực lượng lao động dồi dào với giá nhân công tương đối rẻ so với các nước trong khu vực.
Đây điều có thể coi là những yếu tố tối quan trọng đối với các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư trong linh vực bất đông sản công nghiệp.
Thêm nữa, với việc là một quốc gia hiếm hoi trên thế giới thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19, Việt Nam có thể coi là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư có thể xúc tiến nhanh việc tìm kiếm cơ hội tại các khu công nghiệp, nhà máy, trung tâm chế xuất…
Trước đây, Trung Quốc là cái nôi và nhà máy của thế giới, nhưng những năm gần đây, xu hướng đang dần được dịch chuyển về phía các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Theo TS Sử Ngọc Khương, GĐ cấp cao Savills Việt Nam, công ty này đã và đang nhận rất nhiều yêu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong việc tìm kiếm địa điểm tại các khu công nghiệp để đầu tư.
Có nhiều nhóm nhà đầu tư muốn kinh doanh theo qui mô lớn để trở thành chủ đầu tư của cả khu công nghiệp, với nhu cầu tìm những quỹ đất từ 500 đến 1000 hecta. Một bộ phận khác là các nhà sản xuất họ muốn đầu tư mở rộng diện tích nhà xưởng...
"Trong đó, bên cạnh các TP lớn như TP HCM, Hà Nội, các TP vệ tinh cũng đang được các nhà đầu tư chú trọng quan tâm, như Long An, Bình Dương. Đây điều là những tỉnh TP có vị trí thuận lợi, nguồn lực & nhân công dồi dào, cơ sở hạ tầng và giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển, kho bãi lưu trữ và logistics tới các TP lớn", ông Khương nói
Ngoài ra, một trong những động lực lớn nhất trong năm 2019 vừa qua và năm 2020 là sự chủ động của Việt Nam trong việc gia nhập các FDA chủ chốt.
Ông John Campbell, Quản lý bộ phận BĐS Công nghiệp, Savills Việt Nam nhận định: "So với các quốc gia Đông Nam Á khác, Việt Nam tham gia tích cực hơn nhiều vào các hiệp định thương mại tự do, đồng nghĩa với việc được tiếp cận nhiều hơn với thị trường toàn cầu.
Năm nay, chúng ta đã được cùng EU phê chuẩn nhiều hiệp định thương mại, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, giúp nước ta tiếp tục quá trình chuyển đổi từ lĩnh vực sản xuất sang các ngành công nghiệp giá trị cao hơn".
Nhìn từ bức tranh chung của nền kinh tế thế giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19, có thể đánh giá vừa là điểm cộng và vừa là điểm trừ của phân khúc BĐS công nghiệp tại Việt Nam.
Điểm cộng, dịch bệnh tạo động cơ thúc đẩy để các nhà đầu tư chuyển dịch mối quan tâm sang các thị trường khác thay vì thị trường Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh chính trị thế giới đang có nhiều phức tạp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Còn điểm trừ là trong việc xúc tiến đầu tư thương mai đang gặp nhiều khó khăn, do việc cách li xã hội, giao thông và liên lạc có nhiều cản trở. Về dài hạn, trong vòng từ 10 năm, 20 và 50 năm nữa, Việt Nam đang và sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ nhiều yếu tố trong đó có khách quan và chủ quan.
TS Khương cũng nhận định: "Có một điểm mà tôi nghĩ rằng Chính phủ Việt Nam nên lưu ý khi chọn lựa các nhà đầu tư công nghiệp tại Việt Nam. Đó nên là những ngành nghề mang hàm lượng chất xám cao, và các ngành nghề giảm bớt thâm dụng lao động.
Và một điểm mà chúng ta cần lưu ý nữa là khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp, chúng ta cũng đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên người bản địa được học tập và tích lũy trình độ tay nghề cao hơn, để phục vụ cho việc phát triển kinh tế chung của đất nước sau này".
Ông Khương cũng cho rằng, nếu Việt Nam muốn phát triển lớn mạnh phân khúc bất động sản công nghiệp này, thì đồng thời cũng phải chú trọng đến việc phát triển hệ thống giao thông nội đô.
Cụ thể, đó là hệ thống giao thông giúp các nhà máy vận chuyển hàng hóa từ TP này đến TP khác, kết hợp với hệ thông xuất cảnh hàng hóa ra nước ngoài, và ngược lại. Cũng quan trọng không kém đó là vấn đề kho bãi cho quá trình hậu sản xuất thành phẩm hay nguyên liệu thô.
Nhà đất 21:40 | 03/07/2020
Đô thị 10:46 | 29/06/2020
Đô thị 15:24 | 26/06/2020
Nhà đất 09:51 | 25/06/2020
Kinh doanh 08:37 | 24/06/2020
Tiêu dùng 10:38 | 23/06/2020
Đô thị 10:34 | 23/06/2020
Kinh doanh 08:28 | 22/06/2020