Nhật Bản phát hiện một phụ nữ Việt Nam nhiễm vi rút Zika

Chiều 13/9, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho biết, hiện cơ quan này đang liên hệ với cơ quan đầu mối y tế của phía Nhật Bản để có thêm thông tin cụ thể về địa chỉ ở Việt Nam của bệnh nhân nhiễm vi rút Zika vừa được phát hiện tại Nhật Bản.

Trước đó, ngày 12/9 giới chức y tế Nhật Bản xác nhận một phụ nữ Việt Nam 40 tuổi nhiễm vi rút Zika do muỗi truyền đã được phát hiện tại Tokyo. Được biết, người phụ nữ này đã bị đau đầu và phát ban trên người vào ngày 5/9, sau đó lại đến Nhật Bản vào ngày 8/9.

Người phụ nữ Việt ghi nhận bị nhiều triệu chứng khác như đau nhức khớp, mắt đỏ. Bà đã phải đến bệnh viện vào ngày 9/9 để kiểm tra. Và Trung tâm Y tế cộng đồng tại Tokyo xác nhận bà bị nhiễm vi rút Zika vào ngày 11/9.

Ca nhiễm vi rút Zika của người phụ nữ Việt Nam là trường hợp thứ 11 ở Nhật Bản được phát hiện kể từ ca nhiễm đầu tiên vào năm 2013.

Cũng trong ngày 13/9, Cục Y tế dự phòng tiếp tục đưa ra thông điệp khuyến cáo phòng chống bệnh do vi rút Zika.

Theo đó, Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định tình hình dịch bệnh do vi rút Zika hiện nay là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế do có mối liên quan giữa nhiễm vi rút Zika và các trường hợp mắc chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh.

nhat ban phat hien mot phu nu viet nam nhiem vi rut zika
Vi rút Zika gây ra tật đầu nhỏ cho trẻ sơ sinh nếu người mẹ nhiễm vi rút này trong thời kỳ mang thai.

Để chủ động phòng chống bệnh do vi rút Zika, Bộ Y tế khuyến cáo, không hạn chế việc đi lại của người dân giữa các khu vực và địa phương. Tuy nhiên, người đi, đến, về từ vùng có dịch bệnh do vi rút Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, điều trị.

Người đang sinh sống ở vùng có dịch bệnh do vi rút Zika chủ động theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết.

Người đang sinh sống ở vùng có dịch bệnh hoặc từ vùng dịch trở về, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) đang trong suốt quá trình mang thai hoặc dự định có thai, hoặc hoặc trong ít nhất 6 tháng để phòng lây truyền zika qua đường tình dục

Để phòng chống bệnh do vi rút Zika, người dân hãy áp dụng các biện pháp chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (lăng quăng).

Cụ thể, ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, hương muỗi. Ngoài ra, dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hoá chất phòng, chống dịch.

Loại bỏ bọ gậy (lăng quăng): Đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ. Thu dọn các vật dụng, lật úp dụng cụ không chứa nước. Thay nước bình hoa, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.