Sáng 21/9, Hội Điện Ảnh Việt Nam cùng các nghệ sĩ tổ chức buổi họp mặt báo chí, liên quan đến vấn đề bức xúc tại Hãng phim truyện Việt Nam thời gian qua.
Tham gia buổi họp báo có Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam và đông đảo nghệ sĩ điện ảnh, các nhà báo. Dẫn dắt buổi họp, nghệ sĩ Quốc Tuấn cho rằng, việc cổ phần hóa diễn ra ở hãng phim là một việc làm khó hiểu, dối trá. Cổ phần hóa hãng phim đang gây bức xúc phẫn nộ trong giới nghệ sĩ. nam nghệ sĩ cho cho rằng, việc làm này là sự “chà đạp” và đã được chuẩn bị rất lâu.
Nghệ sĩ Quốc Tuấn. |
Quang cảnh buổi họp tại trụ sở văn phòng hội Điện Ảnh Việt Nam số 51 Trần Hưng Đạo. |
Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát - Phó Chủ tịch thường trực hội Điện Ảnh Việt Nam - đã rất xúc động khi chia sẻ trong buổi họp: “Chúng tôi đã mất nhiều công sức để kêu cứu. Chiều nay, chúng tôi sẽ làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Chúng tôi đã gửi đơn lên Thủ tướng. Tôi đã nói nhiều trên báo, trên facebook để làm sao bảo vệ được số 4 Thụy Khuê. Tôi mong việc cổ phần hóa tạm dừng lại để thanh tra”.
Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát - Phó Chủ tịch thường trực hội Điện Ảnh Việt Nam |
Tại buổi họp, một video được trình chiếu với các ý kiến của những nghệ sĩ ở miền nam như NSND Trà Giang, NSND Thế Anh, NSƯT Minh Đức. Trong video này, các nghệ sĩ gạo cội cũng đều thể hiện sự bất bình với việc đánh giá giá trị thương hiệu của Hãng phim Truyện Việt Nam bằng 0 – đây là sự xúc phạm nghiêm trọng giá trị điện ảnh Việt Nam, di ngược lại chủ trương của Đảng về sự định hướng chính trị, xã hội.
Video được trình chiếu tại cuộc họp với các ý kiến của những nghệ sĩ ở miền nam như NSND Trà Giang, NSND Thế Anh, NSƯT Minh Đức |
NSND Trà Giang đã không giấu nổi xúc động khi cho rằng, việc cổ phần hóa không minh bạch đã khiến cho bà và anh em nghệ sĩ bỉ tổn thương. NSƯT Minh Đức cho rằng, việc làm của các đơn vị liên quan là đang “vắt chanh bỏ vỏ, đem con bỏ chợ”. NSND Thế Anh bày tỏ: “Họ mua đất, chứ mua gì điện ảnh”.
Đạo diễn, NSND Thanh Vân. |
Đạo diễn, NSND Thanh Vân chia sẻ với bức tâm thư với nội dung "Suy nghĩ về sự dối trá trong tiến trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam". Đạo diễn cho biết: "Từ năm 2015, ông Vương Đức Tuấn - Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Hãng phim thành lập Tổ giúp việc cho Ban cổ phần hóa - Bộ VHTT&DL gồm 7 người, trong đó lại không có các ông: ông Lý Thái Dũng - NSND, Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, ủy viên Hội đồng thành viên Hãng phim truyện Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Vân - NSND, phó giám đốc phụ trách nghệ thuật, ủy viên Hội đồng thành viên Hãng phim truyện Việt Nam. Thay vào đó là bà Hồ Lan - nhân viên phòng tổ chức và một phó phòng tài vụ".
Video đạo diễn, NSND Thanh Vân chia sẻ trong cuộc họp.
Đạo diễn, NSND Thanh Vân cũng cho biết thêm: "Tổng công ty vận tải thủy với chỉ 32,5 tỷ đồng đã chiếm 65% tổng giá trị doanh nghiệp, trở thành cổ đông chính, nhà cổ đông chiến lược sau khi Hãng trở thành Công ty cổ phần. Ước tính giá trị đất đai và lợi thế vị trí đất đai của Hãng PTVN theo giá trị trường khoảng 2.000 tỷ đồng, chưa kể giá trị thương hiệu với trên 400 bộ phim truyện có từ gần 60 năm thành lập".
Ông Đặng Xuân Hải - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam chia sẻ: "Ứng xử của nhà đầu tư với các nghệ sĩ trong hãng phim là không thể chấp nhận được. Ở đây là nhận thức của người có trọng trách và ban chỉ đạo cổ phần hóa. Cần phải xem xét lại nhận thức của những người này. Họ đã qua quy trình thực hiện cổ phần hóa. Hơn nữa, cần nên xem xét lại tư cách chính trị của họ". |
Đạo diễn Xuân Sơn nghẹn ngào chia sẻ: "Những gì tôi có được hôm này đều từ hãng phim mà ra. Những người gây ra cuộc cổ phần hóa đã “cõng rắn cắn gà nhà, rước voi giày mả tổ”. Cần phải truy cứu trách nhiệm những người này. Rõ ràng, lãnh đạo của công ty đầu tư là vô văn hóa. Với những hành vi và việc làm của họ vừa qua làm sao mà phát triển được điện ảnh..." |
Nhà văn Chu Lai thẳng thắn với giọng 'đanh thép', và gọi việc làm trên đối với hãng phim truyện Việt Nam là “con quái thú”. Hãng phim Việt nam là một phần hồn vía của dân tộc. Nó đã cho ta thấy được giá trị tinh thần của dân tộc trong những lúc đất nước trong thời kỳ “nước sôi, lửa bỏng”. Bi kịch của ta hiện nay là có quá nhiều vị trí được đặt không đúng chỗ. Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) không đủ tư cách, nhân cách, không đủ năng lực để làm chủ hãng phim đầu đàn. |
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn cho biết: Đây là một vấn đề bi hài của xã hội, nó bị chà đạp một cách công khai. Số 4 Thụy Khuê đã gắn với giá trị nhân văn, là động lực giúp đất nước phát triển. Nghệ sĩ Kim Cương coi việc làm của Vivaso là một sự xúc phạm. Nó không những xúc phạm đến người đang sống mà đến với cả những người đã chết. |
Nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn cho rằng, các nghệ sĩ không nên chỉ biết bức xúc trước việc làm dối trá trên mà cần phải có hành động cụ thể, vạch ra chiến lược để bảo vệ hãng phim cũng như bảo vệ nghệ sĩ. |
Đạo diễn Quốc Trọng đánh giá đây là việc làm “Nam mượn gió bẻ măng, đục nước thả câu” của các bên liên quan đến cổ phần hóa hãng phim truyện Việt. |
Nghệ sĩ của Hãng phim truyện Việt Nam nói gì về thực trạng cổ phần hóa? Nhiều nghệ sĩ đã bày tỏ tâm trạng và suy nghĩ của mình về thực trạng Hãng phim truyện Việt Nam cổ phần hóa. |
Giải trí 00:13 | 27/09/2018
Giải trí 15:45 | 30/10/2017
Giải trí 07:12 | 20/10/2017
Giải trí 14:33 | 13/10/2017
Giải trí 13:10 | 13/10/2017
Giải trí 08:07 | 12/10/2017
Giải trí 04:25 | 12/10/2017
Giải trí 10:45 | 10/10/2017