Nhiều tiền như VNG

Tính đến cuối năm 2019, tổng lượng tiền của VNG lên tới 4.066,46 tỉ đồng, chiếm 57,26% tài sản.
Nhiều tiền như VNG - Ảnh 1.

VNG đang sở hữu lượng tiền mặt đáng nể (ảnh: Internet).

CTCP VNG  vừa công bố BCTC hợp nhất quý IV/2019 với nhiều thông số đáng chú ý.

Cụ thể, tính riêng trong quý IV/2019, VNG ghi nhận hơn 1.309 tỉ đồng doanh thu thuần. Dù vậy, giá vốn bán hàng tăng quá cao đã khiến lợi nhuận gộp tóp về 510 tỉ đồng, giảm 8%. Thêm vào đó, các chi phí bán hàng (313 tỉ), chi phí quản lí doanh nghiệp (225 tỉ) và khoản lỗ khác 47 tỉ đồng, đã đẩy VNG lỗ trước thuế hơn 8 tỉ đồng.

Phải nhờ đến phần thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại nên công ty có lãi sau thuế gần 34 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đến 76 tỉ đồng (vì cổ đông không kiểm soát đã gánh phần lỗ 42 tỉ đồng).

Tính cả năm 2019, doanh thu và lãi sau thuế của công ty đạt lần lượt hơn 5.178 tỉ đồng và hơn 573,1 tỉ đồng.

Tính đến hết năm 2019, tổng tài sản của VNG đạt 7.100,8 tỉ đồng, tăng tới 45,5% so với đầu năm.

Cụ thể, lượng tiền và các khoản tương đương tiền đạt mức 1.843 tỉ đồng, tăng 1.010,6 tỉ đồng so với đầu năm. Trong đó, 652,8 tỉ đồng được gửi tại ngân hàng thương mại có kì hạn gốc không quá 3 tháng, và được hưởng lãi suất dao động đến 6,4%/năm.

Ngoài ra, VNG còn ghi nhận hơn 2.223 tỉ đồng khoản đầu tư đến ngày đáo hạn (tăng 33,5% so với đầu năm 2019), là các khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại có kì hạn dưới 1 năm, được hưởng lãi suất dao động đến 8,4%/năm. 

Như vậy, tổng lượng tiền của VNG lên tới 4.066,46 tỉ đồng, chiếm 57,26% tài sản.

Về hoạt động đầu tư, bên cạnh những lĩnh vực về game và công nghệ, VNG cũng đang nắm giữ 24,6% vốn cổ phần tại Tiki, một công ty hoạt động chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, và 49% vốn cổ phần tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền thông Thanh Sơn – doanh nghiệp hoạt động chính trong việc kinh doanh thẻ trò chơi và thẻ điện thoại trả trước.

Cơ cấu nguồn vốn VNG khá lành mạnh, khi tổng nợ phải trả chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng nguồn vốn. Cụ thể, tổng nợ phải trả hồi cuối năm 2019 của công ty ở mức hơn 1.553 tỉ đồng.

Trong khi đó, quy mô vốn chủ sở hữu của VNG tăng mạnh từ mức 3.832 tỉ đồng lên mức 5.547,2 tỉ đồng vào cuối năm 2019. VNG ghi nhận thặng dư vốn cổ phần tăng gấp 2 lần so với đầu năm, đạt 1.125,6 tỉ đồng.

Trong năm 2019, VNG đã bán được 355.820 cổ phần cho nhà đầu tư ngoại, với mức giá lên tới 1.861.800 đồng/cổ phần. Nhiều khả năng đó là quỹ đầu tư ngoại Seletar Investments Pte Ltd (Seletar Investments).

Như Nhadautu.vn đã đưa tin, VNG vào ngày 14/11/2019 đã tiếp tục phát đi thông báo ngắn gọn, cho thấy ông Vương Quang Khải và ông Thomas Loc Herron đã mua vào cổ phiếu mà không tiết lộ chi tiết cụ thể.

Trong đó, ông Vương Quang Khải được biết tới là Phó Tổng giám đốc thường trực, còn ông Thomas Loc Herron là Giám đốc Phát triển Doanh nghiệp của VNG.

Theo dữ liệu của Nhadautu.vn, nhóm nhà đầu tư nước ngoài hiện nắm hơn 15,32 triệu cổ phiếu VNG, tương đương chiếm 43,42% vốn. Dù tỉ lệ sở hữu chưa vượt quá mức 50%, nhưng trong những năm gần đây, VNG liên tục mua vào cổ phiếu quỹ, qua đó giảm số cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết.

Tính thêm số cổ phiếu ESOP mới phát hành, số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành của doanh nghiệp đạt mức hơn 25,33 triệu cổ phần. Như vậy, tỉ lệ cổ phần có quyền biểu quyết của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có thể đã lên tới ít nhất hơn 60,510%.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.