Sáng 18/5, TAND TP HCM tiếp tục phiên xử vụ án "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng Đại Tín.
Tại phiên tòa, luật sư Trương Thị Minh Thơ tiếp tục xét hỏi về mối quan hệ giữa nhóm Phương Trang và Ngân hàng Đại Tín.
Theo bị cáo Nguyễn Vĩnh Mậu - nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng Đại Tín - cho biết nhóm Phương Trang có mời HĐQT ngân hàng đi du lịch Hàn Quốc. HĐQT, ban điều hành ngân hàng bao gồm ông Toàn, ông Nam, ông Đức, ông Linh và bà Huệ, phía nhóm Phương Trang có ông Phạm Đăng Quan đi du lịch.
Bị cáo Ngô Thị Kim Huệ khai "đầu tiên nhóm Phương Trang đến mượn tiền, sau đó ông Phạm Đăng Quan, Nguyễn Hữu Luận rất thường xuyên đến thăm bà Phấn và tặng quà cho bà bị cáo (bà Hứa Thị Phấn - PV) thậm chí cả xe Maybach - Mercedes".
Bị cáo Ngô Kim Huệ là cháu của bị cáo Hứa Thị Phấn (Ảnh: Pháp luật TP HCM) |
Bà Huệ cho biết nhóm Phương Trang mời sau đó bà Phấn mời ban HĐQT Ngân hàng đi cùng. Bên cạnh đó, Phương Trang có mời em trai của bị cáo đi du lịch cùng.
Ngoài ra, bị cáo Ngô Kim Huệ khai có đứng tên đại diện pháp lý của Doanh nghiệp Huệ Tâm cho bà Phấn. Dự án Bình Điền, bà Phấn đã tham gia đấu giá và trúng giá với giá trị trên 200 tỷ đồng.
Theo bị cáo, có 2 hợp đồng chuyển nhượng vốn góp cho ông Luận trị giá 1.240 tỷ đồng. Bà cho biết, hợp đồng số 16 giá trị chuyển nhượng 1.240 tỷ đồng đây là giá thỏa thuận giữa bà Phấn và ông Luận.
Đối chất về vấn đề mối quan hệ giữa nhóm Phương Trang và Ngân hàng Đại Tín, đại diện ông Phạm Đăng Quan cho biết những bức ảnh luật sư đưa không liên quan đến vụ án, nằm ngoài phạm vi của cơ quan điều tra cho nên vị đại diện này không trả lời.
Cũng tại phiên tòa sáng nay, bị cáo Hoàng Văn Toàn cho biết, được bà Phấn nhờ đứng tên mua giúp cổ phần. Bị cáo có ký 2 hợp đồng mua cổ phần ngân hàng Đại Tín 41 tỷ đồng.
Theo bị cáo Toàn, nhận thức của bị cáo về hậu quả vụ án, bị cáo cho biết chờ kết quả từ HĐXX. Bà phấn là chủ thực sự của Ngân hàng do vây bị cáo không trả lời sâu về các vấn đề này.
Bị cáo Trần Sơn Nam cho biết trước khi đặt bút ký cho vay công ty Phương Trang, bà Phấn cho biết sẽ cho vay một số khách hàng có tài sản đảm bảo tốt trong đó có nhóm Phương Trang. Những tài sản này đã được ông và Hội đồng tín dụng xem xét, đủ điều kiện cho vay. Ông Nam không nhớ Công ty Trường Vỹ có nhận đủ số tiền đi vay hay không.
Đại diện ngân hàng CB cho biết ngày 13/4/2012, NHNN chi nhánh Long An, Công ty Phương Trang và Ngân hàng Đại Tín có họp về khoản 2000 tỷ mua bán trái phiếu của Trường Vỹ.
Trước khi NHNN mua 0 đồng, NHNN có tổ chức cuộc họp về đối chiếu công nợ của Công ty Phương Trang và Ngân hàng Đại Tín. Các biên bản làm việc đều thể hiện ngân hàng giải ngân đầy đủ.
"Việc Phương Trang cho rằng nhận hơn 3.900 tỷ đồng thì đó chỉ là quan điểm của họ thôi. Trong những lần đối chiếu công nợ có sự chủ trì NHNN, cơ quan điều tra không có kết luận Phương Trang nhận bao nhiêu nợ mà chỉ nêu ý kiến các bên", Đại diện CB nói.
Ngoài ra đại diện CB cho biết, việc đòi nợ gốc hơn 9.400 tỷ đồng của nhóm Phương Trang dựa trên số liệu của Ngân hàng.
"Hồ sơ của NH đã giải ngân đúng theo các khoản vay. Chúng tôi đòi yêu cầu theo hồ sơ tín dụng là khách hàng vay trực tiếp và NH đã giải ngân cho đúng địa chỉ và mục đích, thành khoản nợ rồi.
Tất cả các hồ sơ tín dụng, hợp đồng vay vốn và những hồ sơ đã gải ngân, chúng tôi xác nhận là hồ sơ đúng, cơ quan điều tra cũng không xác định có hồ sơ nào là giả", đại diên CB khẳng định tại tòa.
Vị đại diện này cho biết có rất nhiều giao dịch, theo nguyên tắc thì khi hội đồng tín dụng đã ký và khách hàng đủ điều kiện để giải ngân thì ngân hàng sẽ giải ngân theo yêu cầu của khách hàng.
Có thể giải ngân vào tài khoản của khách hàng hoặc giải ngân vào tài khoản theo khách hàng chỉ định. Sau khi giải ngân và hạch toán rồi thì ngân hàng sẽ thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng.
Theo quy định của NHNN và định nghĩa về giải ngân cho vay là việc tổ chức tín dụng giao cho khách hàng vay khoản tiền đã thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng theo mục đích vay vốn, hợp đồng tín dụng được cấp giữa khách hàng vay với tổ chức tín dụng.
Ngân hàng thực hiện việc giải ngân là xong, còn việc sử dụng như thế nào là do khách hàng.
Khi sử dụng phương tiện thanh toán, phải có đủ số dư mới đủ để thanh toán. Chủ tài khoản hoặc người đại diện hợp pháp mới có quyền thanh toán.
Việc thu phí thanh toán tùy thuộc cùng hệ thống ngân hàng hay khác ngân hàng. Cùng ngân hàng sẽ không phí giao dịch, còn khác sẽ bị thu phí. Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng séc thì ngân hàng sẽ bán.
Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín sáng 18/5: Làm rõ mối quan hệ giữa nhóm Phương Trang và bà Phấn
Sáng nay (18/5), phiên tòa xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín tiếp tục làm việc với phần xét hỏi của các luật ... |
Bản ghi âm do luật sư của bà Hứa Thị Phấn cung cấp tại tòa chứa nội dung gì?
File ghi âm được lưu trữ trong USB màu trắng, được cho là ghi lại cuộc nói chuyện giữa bà Hứa Thị Phấn với các ... |
Pháp luật 11:21 | 01/10/2018
Pháp luật 06:46 | 31/05/2018
Pháp luật 03:18 | 29/05/2018
Pháp luật 14:32 | 28/05/2018
Pháp luật 10:41 | 28/05/2018
Pháp luật 10:08 | 28/05/2018
Pháp luật 07:07 | 28/05/2018
Pháp luật 00:47 | 28/05/2018