Mọi bà mẹ đều lo lắng khi thấy rằng con đã ra tháng, bú mẹ hoàn toàn, phát triển bình thường nhưng vẫn đi phân lỏng, khi vàng, khi xanh, khi có vài sợi máu, khi hoa cà hoa cải, khi có bọt, khi có nhớt và đặc biệt là mãi vẫn không thành khuôn, vẫn lỏng và vẫn đi xì xoẹt rất nhiều lần trong ngày! Bé rặn đỏ mặt, vặn vẹo rồi đi phân lỏng cũng bị hiểu lầm là đau bụng và tiêu chảy. Phân bé bị mang đi xét nghiệm và kết luận “loạn khuẩn”, bé dễ bị kết luận là rối loạn tiêu hóa, và sẽ bị cho uống rất nhiều men tiêu hóa một cách không cần thiết.
Trong những trường hợp đó, các bà mẹ thường bị quở trách là không kiêng khem đúng cách trong khi cho con bú và con liên tục bị cho uống men tiêu hóa mà tình hình không thể “tiến bộ”, khiến sự lo lắng của bà mẹ càng gia tăng, áp lực từ mọi người xung quanh ngày càng cao, và sự tự tin vào sữa mẹ giảm sút đến mức bé có thể bị bỏ sữa mẹ để cho bú sữa bột cho trẻ em hoàn toàn.
Bé bú mẹ hoàn toàn, cho dù bé đi phân lỏng nhiều lần trong một ngày, hình thức phân thay đổi thường xuyên cũng không phải là tiêu chảy, trừ khi bé có hiện tượng khóc quấy, đau bụng, sốt...
Sữa mẹ có các loại pre-biotic. |
Sữa mẹ có các loại pre-biotic
Sữa mẹ không có chất xơ và bé không cần chất xơ để tiêu hóa. Thay vào đó, trong sữa mẹ có các loại pre-biotic có công dụng như “chất xơ” tự nhiên và nhẹ nhàng cho bé, khi niêm mạc ruột bé chưa thể xử lý được chất xơ thô như người lớn.
Ngoài pre-biotic, chúng ta sẽ thấy hệ tiêu hóa của bé có nhiều tác nhân giúp “nhuận trường”, dù sữa mẹ không có chất xơ và ruột bé không xử lý chất xơ, bé có thể đi xì xoẹt nhiều lần trong ngày nhờ cơ chế này, mà không phải là một biểu hiện tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa, như nhiều người lầm tưởng.
Sữa mẹ có các loại men lợi khuẩn pro-biotic. |
Sữa mẹ có các loại men lợi khuẩn pro-biotic
Men bifidobacterium và lactobacili được sản sinh trong môi trường axit của hệ tiêu hóa bé bú mẹ hoàn toàn, có khả năng phá vỡ một số các carbohydrate khác khó tiêu hóa, protein và chất béo trong sữa, giúp phân mềm và thải ra dễ dàng.
Ngoài ra, bifidobacterium còn là một loại khuẩn sống có lợi giúp cơ thể bé chống lại vi khuẩn có hại và độc tố thâm nhập vào cơ thể, giúp bé được bảo vệ từ bên trong. Sữa công thức không có hai loại khuẩn này. Đây là lý do bé bú mẹ hoàn toàn không cần phải bổ sung men tiêu hóa.
Sữa mẹ chứa hormone motilin và hormone gastrin
Hai loại hormone tiêu hóa bé nhận được từ sữa mẹ là motilin và gastrin. Motilin có nồng độ khoảng 426 nanogram/lít trong sữa non của mẹ và cũng có nhiều trong sữa già của mẹ.
Sữa mẹ chứa hormone motilin và hormone gastrin. |
Lượng nước trong phân bé bú mẹ hoàn toàn
Sữa mẹ chứa nhiều nước giúp bé luôn luôn đủ nước dù không cần uống thêm nước ngay cả trong điều kiện thời tiết nóng bức.
Khi bé mọc rằng, thường được gọi là “đi tướt mọc răng” là vì trong những ngày đó, lượng nước miếng trong miệng bé tiết ra nhiều hơn bình thường nên phân có thể có chất nhờn, hoặc khi bé sổ mũi, ho, phân cũng có thể có chất nhờn. Phân có bọt là do tác động của các lợi khuẩn tiêu hóa cũng đều là những biểu hiện không có gì đáng ngại (trừ khi bé đi phân xanh đồng thời bọt, nhớt và máu).
Sợi máu trong phân
Thỉnh thoảng các mẹ thấy trong phân bé có các vệt hoặc sợi máu nhỏ, tình trạng này không kể là rối loạn tiêu hóa, cũng sẽ nhanh chóng tự khỏi, chỉ cần bé tiếp tục được bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần theo dõi phân và các biểu hiện khác của con như bé quấy khóc hơn, khó chịu. Nếu bé vẫn khỏe mạnh, ngủ tốt thì không cần lo lắng.
Trong quá trình tiêu hóa, có những thời điểm niêm mạc ruột giãn nở và tiếp xúc với chất axit tự phát sinh tự nhiên trong đường ruột, gây tổn thương nhỏ ở niêm mạc. Sữa mẹ có đủ các chất men, các chất bảo vệ và các hormone để khắc phục sớm nhất các tổn thương này, mà không cần sử dụng thêm dược phẩm từ bên ngoài.
Sữa mẹ chứa nhiều nước giúp bé luôn luôn đủ nước dù không cần uống thêm nước ngay cả trong điều kiện thời tiết nóng bức. |
Phân hoa cà hoa cải hoặc phân sống
Thỉnh thoảng trong phân vàng có những đốm trắng như gợn sữa hoặc khi bé ăn dặm sẽ thấy phân sống với các loại thực phẩm mà bé ăn chưa được tiêu hóa hết. Đó cũng không phải là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa của bé chỉ tiêu hóa và hấp thụ một lượng thực phẩm nhất định ở những độ thô và mức độ dễ hấp thụ, còn những thực phẩm thừa đều được thải ra ngoài một cách hợp lý và tự nhiên.
Đối với bé bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể giảm lượng ăn và giảm độ thô, nó cũng giúp cho hệ tiêu hóa của bé làm việc nhẹ nhàng hơn.
Phân biệt “tiêu chảy” với “đi phân lỏng”
Số lượng, hình thức và số lần đi đại tiện của bé bú mẹ hoàn toàn thường xuyên thay đổi, hầu hết không phải là vấn đề đáng ngại, không phải rối loạn tiêu hóa hay thực phẩm mẹ ăn có vấn đề. Không nên lạm dụng men tiêu hóa vì trong sữa mẹ đã dồi dào men tiêu hóa và các thành phần có đặc tính nhuận trường, giúp hấp thụ, đào thải tối ưu, phù hợp với cơ thể bé từng thời điểm, từng giai đoạn.
Trong khi đó tiêu chảy là khi một phần khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa thâm nhập vào máu, khiến cơ thể tạo nên phản ứng tăng nước, tăng nhu động ruột để giúp cơ thể nhanh chóng thải hết các khuẩn có hại và chất độc này ra khỏi cơ thể, gây sốt, mất nước ngoài cơ chế thải và bài tiết bình thường. Do đó, tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý. Phân lỏng ở trẻ bú mẹ hoàn toàn không thuộc về cơ chế này mà là quá trình tiêu hóa và đào thải giàu nước, chứ hoàn toàn không phải là tiêu chảy.
Phân bất thường và những tình huống cần phải đi gặp bác sĩ - Bé đi phân chỉ có nước và bọt, có mùi hôi, kèm sốt, mệt mỏi, quấy khóc, đồng thời với các biểu hiện mất nước như tiểu ít, nước tiểu vàng đậm, môi miệng khô, da lòng bàn tay bàn chân khô. - Phân có màu đen, đỏ, nâu đậm, có máu (vài sợi/vệt máu nhỏ trong phân, không kể là phân bệnh, như đã giải thích ở trên). - Phân màu trắng, vàng nhạt, màu ngà hoàn toàn. - Khi bé dùng tã giấy siêu thấm, có thể không nhìn thấy rõ lượng nước vì tã đã thấm hết, các mẹ có thể quan sát các vệt quầng khi tã đã thấm nước, khi vệt quầng lớn hơn bất thường so với lượng “xác phân” thì cũng nên để ý đến các dấu hiệu mất nước như khô miệng hoặc mắt và nước tiểu chuyển màu vàng đậm và có mùi khai bất thường. Cho bé bú mẹ nhiều hơn hoặc uống bù nước điện giải và cho bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. |
(Ảnh: Bare It For Baby)
Đô thị 17:38 | 11/03/2020
Lối sống 13:10 | 18/05/2019
Lối sống 10:50 | 25/04/2019
Lối sống 11:00 | 18/07/2018
Lối sống 07:03 | 25/06/2018
Lối sống 09:05 | 28/02/2018
Lối sống 03:20 | 27/02/2018
Lối sống 07:53 | 23/02/2018