Những lời nói cay độc và sự phản ứng quá khích đằng sau cái chết đầu tiên do virus corona tại Ấn Độ

Khi cha của Satyaki Mitra- một sinh viên tốt nghiệp ở Philadelphia bị sốt nhẹ vào giữa tháng 3, anh ta đã không đặc biệt lo lắng. Anh đã khuyên người cha 57 tuổi của mình, sống ở thành phố Kolkata, miền Đông Ấn Độ đi xét nghiệm loại chủng virus corona mới.
Những lời nói cay độc và sự phản ứng quá khích đằng sau cái chết đầu tiên do virus corona tại Ấn Độ - Ảnh 1.

Người dân đứng bên ngoài Nimtala Crematorium, nơi một bệnh nhân dương tính với virus corona -Samir Kumar Mitra được hỏa táng vào ngày 23/3, tại Kolkata, Ấn Độ. (Ảnh: Rupak De Chowdhur/ Reuters)

Xét nghiệm ban đầu cho kết quả âm tính nhưng tình trạng của bệnh nhân Samir Kumar Mitra dần trở nên xấu đi.

Vào thứ Hai, chỉ hai ngày sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với chủng virus này, ông Samir đã tử vong. Điều này khiến gia anh rất đau buồn và sự phản ứng dữ dội từ công chúng khiến cậu con trai 27 tuổi của anh vô cùng choáng váng.

Trên đường phố Kolkata, đám đông đã chiến đấu với cảnh sát trong nhiều giờ để ngăn chặn hỏa táng Samir vì sợ nó sẽ làm lây lan virus corona và gây nguy hiểm đến tính mạng mọi người.

Trên Facebook, nhiều người dùng đã để lại những tin nhắn chửi rủa trên tài khoản của ông Samir quá cố, cáo buộc anh ta gặp cậu con trai Satyaki và con dâu người Mỹ rồi mang virus chết người về thành phố Kolkata rộng lớn với 4,5 triệu dân.

Điều đáng chú ý là những lời nói cay độc và thông tin sai lệch sẽ gây thêm hoang mang và thậm chí sinh ra các phản ứng quá khích ở một đất nước dông dân với nhiều tôn giáo - một phần là do các tin tức giả mạo.

Nguy cơ đó đã gây thêm khó khăn trong khi chính phủ Ấn Độ đang nỗ lực trong việc xử lí cuộc khủng hoảng virus đang diễn ra tại quốc gia 1,3 tỉ dân này.

Toàn bộ dân số đang bị phong tỏa 21 ngày và cho đến nay số ca nhiễm và tử vong liên quan đến virus corona còn ít so với nhiều nước lớn khác.

Tuy nhiên, các chuyên gia và một số quan chức đang lo ngại rằng số người tử vong có thể tăng đột biến.

Satyaki nói anh và vợ đã đã trở thành tâm điểm trên mạng xã hội. Còn mẹ và bà của anh ta đã phải trú ẩn trong một bệnh viện vì họ quá sợ hãi, không dám về nhà.

Satyaki đã chia sẻ với báo Reuters từ Hoa Kỳ : "Tôi có thể hiểu được mọi người đã căm thù gia đình tôi như thế nào". Anh ta đã không thể quay trở về Ấn Độ vì những những sự lệnh hạn chế đi lại trong đại dịch làm cho chuyến về nhà của anh không thể thực hiện được.

Các danh sách người cách li được công khai trên mạng

Vào ngày 20/3, chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu các công ty truyền thông nhằm kiểm soát việc đăng tải các thông tin sai lệch và dữ liệu chưa được xác minh về dịch bệnh và cho người gỡ các tin tức giả mạo xuống.

Hai nhân viên xác minh của Ấn Độ nói với Reuters rằng họ đã thấy sự gia tăng mạnh về các nguồn thông tin sai lệch và tin tức giả mạo về virus corona trên các nền tảng trực tuyến, kể từ khi dịch bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ.

Rajneil Kamath- một nhà xuất bản Newschecker cho biết sự gia tăng thông tin sai lệch thường thấy trong các sự kiện chính trị lớn, bao gồm một loạt các truy vấn bằng các ngôn ngữ địa phương.

Anh nói: "Mọi người chỉ chuyển tiếp mọi thông tin và hỏi: điều này có đúng là sự thật không?"

Mọi người cũng đang sử dụng các nền tảng trực tuyến để xác định những người gần đây đã trở về từ các địa điểm được coi là có nguy cơ cao hoặc những người có thể đã tiếp xúc với những người bị nhiễm bệnh.

Các nhà chức trách ở vùng phía nam bang Karnataka đã đăng tải danh sách lên mạng những người bị cách li trên một số quận và được chia sẻ trên các nhóm chat WhatsApp địa phương.

Một danh sách bao gồm đầy đủ địa chỉ đã được dùng để tạo ra ít nhất một trang web nơi người dùng có thể nhập mã vùng để kiểm tra xem có ai bị cách li gần đó không.

Trả lời câu hỏi của Reuters, WhatsApp và Facebook cho biết họ đang cùng các quan chức y tế công cộng nỗ lực kết nối mọi người một cách trực tiếp.

Tính đến tối thứ bảy, Ấn Độ đã có 909 trường hợp được xác nhận nhiễm virus corona. Samir là bệnh nhân đầu tiên được xác nhận tử vong ở bang West Bengal và là một trong số 19 người chết vì căn bệnh này ở Ấn Độ.

Các cơ quan y tế Ấn Độ cho biết virus có thể được hạn chế bằng cách kiểm soát những người đi đến các khu vực bị ảnh hưởng và những người khác có tiếp xúc trực tiếp với họ, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng sự lây lan có thể rộng hơn.

Theo dự đoán, hơn 100.000 người Ấn Độ có thể sẽ bị nhiễm căn bệnh này cho đến giữa tháng 5 và làm cho hệ thống y tế ọp ẹp của Ấn Độ trở nên căng thẳng.

Có sự liên quan đến người Italy?

Trong khi các tin nhắn trên Facebook và WhatsApp cáo buộc rằng Samir đã tới Italy, quốc gia tiêu điểm dịch bệnh của châu Âu hoặc cho rằng các thành viên trong gia đình của ông ta đã đến thăm nước Italy trước đó. Tuy nhiên, Satyaki và một đồng nghiệp của cha anh đã phủ nhận việc người cha quá cố trên đã đi ra nước ngoài.

Trong các cuộc phỏng vấn riêng, cả hai cho biết Samir đã tới miền trung Ấn Độ để tham dự một đám cưới vào đầu tháng 3 và trở về Kolkata bằng tàu hỏa trước khi ngã bệnh.

Satyaki nói cha của anh không từng tiếp xúc với bất cứ ai mà đã từng trở về từ nước ngoài. Satyaki đã luôn giữ liên lạc thường xuyên với cha mẹ mình.

Ajoy Chakraborty- Giám đốc dịch vụ y tế của West Bengal cho biết vẫn chưa rõ nguồn lây nhiễm virus của bệnh nhân Samir. "Trường hợp này đang được điều tra kĩ" ông Chakraborty nói.

Satyaki chia sẻ rằng cha của cậu ấy là một nhân viên làm việc cả đời cho công ty Đường sắt Ấn Độ và đã không mắc phải bất kì căn bệnh hiểm nghèo nào.

Chưa đầy một tuần sau sinh nhật vào ngày 8 tháng 3 của mình, ông Samir bị sốt và ho và đã đến gặp bác sĩ địa phương. Trong vài ngày, ông ta phải nhập viện và đặt máy thở. Ông đã được điều trị viêm phổi do vi khuẩn.

Anh nói :"Vào ngày 21, mẹ tôi gọi và thông báo với tôi rằng bố tôi bị nhiễm Covid-19. Các xét nghiệm đã cho kết quả dương tính với chủng virus corona. Tôi đã hoàn toàn choáng váng".

Việc hỏa táng và sự hỗn loạn

Sau cái chết của Samir vào ngày 23/3, Bộ trưởng Bộ trưởng West Bengal là bà Mamata Banerjee đã chỉ thị cho các quan chức để đảm bảo thi thể của Samir được an toàn và nhanh chóng được hỏa táng.

"Không được để virus phát tán ra ngoài" cô phát biểu trong một video được tải lên bởi một kênh tin tức địa phương Bengal.

Đến khi các thủ tục giấy tờ hoàn tất và thi thể được đưa đến một nhà hỏa táng ven sông vào tối thứ Hai, người dân địa phương đã bao vây xe tang, hai nhân viên cảnh sát không rõ tên cho hay.

Một đám đông bao gồm khoảng một trăm người yêu cầu di chuyển thi thể đi nơi khác vì sợ việc hỏa táng thi thể ông Samir sẽ làm ô nhiễm khu vực này, theo lời kể của một trong những cảnh sát.

Số lượng dân chúng tăng dần lên và càng lúc càng trở nên hung hăng.

Cảnh sát đã phải kêu gọi tăng viện và trấn áp đám đông trước khi việc hỏa táng Samir diễn ra lúc nửa đêm.

Phản ứng dữ dội ở Kolkata không phải là sự bất thường. Đã có nhiều tin tức đăng tải trên khắp Ấn Độ về việc đám đông kì thị những người mà họ nghi ngờ nhiễm virus, bao gồm cả bác sĩ và phi hành đoàn hàng không.

Trong tuần vừa qua, một hiệp hội bác sĩ đã cho biết một vài cán bộ y tế ở nhà thuê đã bị chủ nhà của họ trục xuất thẳng thừng ra khỏi nhà vì nỗi lo sợ lây nhiễm.

Một ngày sau khi Ấn Độ áp lệnh phong tỏa cả nước, Thủ tướng Narendra Modi đã kêu gọi công dân ngừng phân biệt đối xử các nhân viên phục vụ thiết yếu.

"Điều này không thể chấp nhận được. Chúng ta nên hỗ trợ những người đang phục vụ chính chúng ta"

"Họ nên bị bắn bỏ"

Satyaki nói khi thi thể của cha anh nằm trên giường vào hôm thứ Hai, những tin đồn sai lệch đã bị lan truyền trên các mạng xã hội.

Trong một tin nhắn chuyển tiếp trênWhatsApp mà một số cư dân ở Kolkata nhận được có đăng một bức ảnh của Samir, vợ, con trai và con dâu của ông với nội dung: Con trai và con dâu người Italy của Samir đã về thăm Ấn Độ gần đây. Đây thật là một món quà mà họ đã dành cho người cha!

Satyaki là con duy nhất trong một gia đình có bố mẹ là tầng lớp trung lưu và anh nói lần về thăm nhà gần đây nhất của anh là từ tháng 7 năm ngoái.

"Tôi đã mất đi người cha yêu quý và trên tất cả, mọi người chỉ cố gắng vu khống, đổ lỗi cho vợ chồng tôi", Sat Satyaki nói. Thêm nữa, anh ta cũng cảm thấy bất lực khi biết rằng anh ta không thể trở về nhà.

Trên trang cá nhân trên Facebook của Samir, một bình luận được đăng bên dưới một bức ảnh của anh và gia đình cùng với lời lẽ cay nghiệt: "Bởi vì những người như ông ta mà virus đã ghé thăm chúng ta. Họ nên bị bắn chết".

chọn
Hình ảnh cầu Liêm Chính giai đoạn 2 ở TP Phủ Lý đang xây dựng
Theo kế hoạch đến tháng 7/2025, dự án cầu Liêm Chính giai đoạn II ở TP Phủ Lý, Hà Nam sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.